Mẫu biên bản thỏa thuận không tranh chấp đất đai năm 2022

30/08/2022 | 19:38 117 lượt xem Tình

Thưa Luật sư, các vấn đề xoay quanh đất đai, cụ thể hơn là về tranh chấp đất đai được rất nhiều người quan tâm đến. Và tôi cũng là một trong những người hay nghiên cứu và tìm hiểu về các tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, mặc dù đã tìm thông tin ở nhiều trang web liên quan đến luật nhưng tôi vẫn chưa thấy đáp ứng được câu hỏi của mình. Tôi muốn tìm mẫu biên bản thỏa thuận không tranh chấp đất đai? Trong biên bản thỏa thuận này cần viết những gì?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi nhé:

Biên bản thỏa thuận không tranh chấp đất đai là gì? 

Tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về tranh chấp đất đai như sau

“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”

Có thể hiểu Biên bản thỏa thuận không tranh chấp đất đai là văn bản được dùng để ghi lại những nội dung được các bên trong tranh chấp đất đai cùng đồng ý, thống nhất để lấy cơ sở thực hiện không xảy ra tranh chấp đất đai nữa.

Biên bản thỏa thuận thường chứa những điều khoản ghi nhận cam kết mà các bên tham gia trong quan hệ đất đai muốn hướng tới. Ngoài ra, trong Biên bản thỏa thuận có thể chứa các nội dung như phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ,…

Một mẫu Biên bản thỏa thuận không tranh chấp đất đai sẽ bao gồm đầy đủ các phần sau: thông tin các bên tham gia thỏa thuận, mục đích và nội dung, tóm tắt các điều khoản đã thỏa thuận, chữ ký của các bên liên quan.

Biên bản thỏa thuận sẽ trở thành một chứng cứ thuyết phục để giải quyết tranh chấp khi các bên xảy ra tranh chấp. Vì thế, nội dung Biên bản càng đầy đủ, chi tiết bao nhiêu thì việc giải quyết tranh chấp càng dễ dàng bấy nhiêu.

Mẫu biên bản thỏa thuận không tranh chấp đất đai thế nào?

Không thực hiện theo thỏa thuận trong tranh chấp đất đai thì phải làm thế nào?

Về vấn đề này có 02 trường hợp xảy ra: Trường hợp 1 là các bên thỏa thuận và yêu cầu UBND cấp xã nơi có đất / Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó. Còn trường hợp 2 là các bên tự thỏa thuận và không đưa vấn đề thỏa thuận này lên UBND cấp xã nơi có đất / Tòa án nhân dân. Đối với mỗi trường hợp thì có cách giải quyết như sau:

Thỏa thuận và yêu cầu sự công nhận từ UBND/Tòa án

Nếu các bên đã thỏa thuận về vấn đề trả lại đất tại UBND cấp xã nơi có đất bị tranh chấp hoặc Tòa án nhân dân và 1 trong 2 cơ quan chức năng có thẩm quyền này đã ra quyết định công nhận sự thảo thuận của các bên theo quy định tại Điều 212 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Sau khi có quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên mà một bên không thực hiện theo đúng quy định thì cá nhân yêu cầu có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế bên còn lại thực hiện theo đúng thỏa thuận được đề ra.

Tự thỏa thuận và không đưa vấn đề thỏa thuận này lên UBND/Tòa án

Nếu các bên trong quan hệ tranh chấp đất đai tự viết biên bản thỏa thuận tại nhà mà không thông báo cho UBND cấp xã nơi có đất bị tranh chấp hoặc Tòa án nhân dân. Sau đó, một trong hai bên không thực hiện theo biên bản thỏa thuận này thì cá nhân có thể yêu cầu được UBND cấp xã nơi có đất bị tranh chấp hoặc Tòa án nhân dân xem xét để giải quyết theo đúng thời gian, trình tự.

Chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?

Tòa án nhân dân

Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp:

Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ hợp lệ quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 100 Luật Đất đai năm 2013.

Các đương sự không có các loại giấy tờ trên nhưng lựa chọn khởi kiện tại Tòa án mà không giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền.

Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.

Ủy ban nhân dân

Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp:

Đối với đương sự là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì thẩm quyền giải quyết lần 1 là Chủ tịch UBND cấp huyện, thẩm quyền giải quyết lần 2 là Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Đối với đương sự một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết lần 1 là Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thẩm quyền giải quyết lần 2 là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường.

Điều kiện khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải, trường hợp không thể hòa giải được thì có quyền nộp đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tiến hành hòa giải.”

Theo đó, có thể hiểu Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải. Trong trường hợp các bên không thể tự hòa giải thì sẽ áp dụng biện pháp hòa giải tại cơ sở (nộp đơn yêu cầu lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất). Trong trường hợp hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất không thành thì Tòa án mới thụ lý đơn và giải quyết tranh chấp.

Như vậy, điều kiện để khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án là việc hòa giải tại cơ sở không thành. Những trường hợp đó mới được Tòa án thụ lý để giải quyết.

Theo quy định tại khoản 2 điều 3 Nghị quyết 04/2017 quy định đối với những tranh chấp đất đai mà chưa tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn thì được xác định là chưa đủ điều kiện để khởi kiện.

“2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.”

Mẫu biên bản thỏa thuận không tranh chấp đất đai thế nào?
Mẫu biên bản thỏa thuận không tranh chấp đất đai thế nào?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Mẫu biên bản thỏa thuận không tranh chấp đất đai thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đổi tên sổ đỏ, thủ tục mua bán, chia nhà ở khi ly hôn, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai;…

Vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Câu hỏi thường gặp

Biện pháp hòa giải tranh chấp đất đai như thế nào?

Tự hòa giải:
Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định: “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”.
Hòa giải tại UBND cấp xã, phường:
Theo khoản 2 Điều 2 Luật Đất đai ban hành năm 2013 quy định: “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”.

Liệt kê trình tự giải quyết tranh chấp đất đai?

Trình tự cơ bản của thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất có các bước như sau:
Tự hòa giải;
Hòa giải tại cơ sở (nếu có);
Giải quyết tranh chấp đất đai theo hình thức tố tụng dân sự tại UBND cấp tỉnh hoặc tòa án (nếu hòa giải không thành).

Thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã?

Thời hạn hòa giải tại UBND cấp xã: Không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.
Nếu hòa giải thành thì kết thúc tranh chấp giữa các bên, nếu hòa giải không thành thì các bên có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân hoặc đề nghị UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết (gọi chung là UBND cấp huyện).