Nhiệm vụ của trồng rừng phòng hộ là gì?

16/09/2022 | 14:35 213 lượt xem Lò Chum

Nhiệm vụ của trồng rừng phòng hộ là gì

Thưa luật sư, ở địa phương chúng tôi sẽ chia rừng cho từng hộ gia đình để bảo vệ. Những khu rừng này thì đều là rừng phòng hộ và đầu nguồn. Khi được chia thì mỗi hộ gia đình sẽ bảo về và không cho ai khai thác. Mỗi năm sẽ được nhà nước cấp cho chi phí bảo vệ rừng. Tôi muốn hỏi luật sư là Nhiệm vụ của trồng rừng phòng hộ là gì? Rừng phòng hộ có vai trò và lợi ích như thế nào? Tầm quan trọng ra sao? Nhiệm vụ của trồng rừng phòng hộ là gì? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Nhiệm vụ của trồng rừng phòng hộ là gì? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý:

  • Luật đất đai năm 2013
  • Luật lâm nghiệp năm 2017;
  • Luật bảo vệ môi trường năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020;
  • –Luật đa dạng sinh học năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2018.

“Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yểu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên”.

Rừng là loại tài nguyên có thể tái tạo và là bộ phận quan họng của môi trường sinh thái. Hệ sinh thái rừng chiếm khoảng 40% diện tích mặt đất, tương đương với 53 triệu km2 và tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau, tuỳ theo điêu kiện khí hậu, đất đai cũng như cách thức sử dụng, biến cải của con người. Việt Nam là quốc gia có hệ sinh thái rừng tương đối đa dạng, phong phú. Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu và đặc đỉểm sinh thái, hệ sinh thái rừng Việt Nam được phân thành ba loại. Đó là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

Rừng phòng hộ là gì ?

Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yêu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, đỉều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ được phân thành các loại: Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường. Cụ thể là:

– Rừng phòng hộ đầu nguồn: Đây là những diện tích rừng thường tập trung ở thượng nguồn các dòng sông. Nó có tác dụng điều tiết nguồn nước để hạn chế lũ lụt, cung cấp nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khô, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, hồ…

– Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay: Loại rừng này có tác dụng chủ yếu là phòng hộ nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cư, các khu đô thị, các vùng sản xuất và các công trình khác. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay thường tập trung ở ven biển.

– Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển: Đây là loại rừng mọc tự nhiên hoặc được gây ưồng ở cửa các dòng sông và được sử dụng chủ yếu để ngăn sóng, bảo vệ các công trình ven biển, cố định bùn cát lắng động để hình thành các vùng đất mới.

– Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường: Đây là các dải rừng đã và đang được trồng xung quanh các khu dân cư, các khu công nghiệp, các đô thị lớn với chức năng chính là điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái ở những khu vực đó và kết hợp phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.

Vai trò của rừng phòng hộ

Rừng phòng hộ có rất nhiều chức năng khác nhau. Mỗi một loại rừng lại đóng vai trò nhất định. Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày một số vai trò chủ đạo của từng loại, cụ thể:

+ Rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, hồ chứa. Nhờ đó, có thể giảm thiểu nguy cơ lũ lụt, xói mòn, bảo vệ đất, ngăn sự bồi lấp lòng sông, lòng hồ. Thông thường, loại rừng này được trồng ở vùng núi có độ dốc cao.

+ Khác với rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển chống gió hạn, chắn cát bay, ngăn chặn sự xâm mặn của biển. Ngoài ra, loại rừng này còn có thể chắn sóng lấn biển, tình trạng sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển.

+ Một số loại rừng phòng hộ khác có thể bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là loại rừng có thể điều hòa, chống ô nhiễm môi trường, khu đô thị, du lịch…

Nhiệm vụ của trồng rừng phòng hộ là gì

Nhiệm vụ của trồng rừng phòng hộ  phòng hộ đầu nguồn, trồng rừng ven biển để chắn gió bão, chống cát bay, cải tạo bãi cát, chắn sóng biển.

Rừng phòng hộ đầu nguồn: Nhằm điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, các hồ chứa để hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, ngăn sự bồi lấp lòng sông, lòng hồ. Chủ yếu là những nơi đồi núi có độ dốc cao, yêu cầu đối với rừng phòng hộ đầu nguồn phải tạo thành vùng tập trung có cấu trúc hỗn loài, nhiều tầng, có độ che phủ của tán rừng là 0,6 trở lên.

Rừng phòng hộ ven biển: Được thành lập với mục đích chống gió hạn, chắn cát bay, ngăn chặn sự xâm mặn của biển, chắn sóng lấn biển, chống sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển.

Nhiệm vụ của trồng rừng phòng hộ là gì
Nhiệm vụ của trồng rừng phòng hộ là gì

Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái: Nhằm mục đích điều hòa khí hậu, chống ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch.

Dựa theo mức độ xung yếu

– Rất xung yếu

– Xung yếu

Các biện pháp bảo vệ rừng phòng hộ

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Thấy rõ được vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biển đối với khí hậu.

Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhất là đối với các địa phương có rừng; tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

– Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Kiện toàn, củng cố, tổ chức, bộ máy quản lý Nhà nước, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các cấp từ Trung ương tới cơ sở về lâm nghiệp; xây dựng lực lượng kiểm lâm đủ mạnh để thực thi hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

– Khẩn trương rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nhất là đối với các dự án phát triển thủy điện, khai thác khoáng sản, xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch…

Rà soát, đánh giá lại kết quả thực hiện và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với các dự án cải tạo rừng tự nhiên; dự án chuyển đổi rừng sang trồng cao su, sản xuất nông nghiệp.

– Đẩy nhanh tiến độ điều tra, đo đạc, xây dựng hồ sơ quản lý, phân định, đánh mốc ranh giới các loại rừng trên bản đồ và thực địa đến đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Ranh giới lâm phận quốc gia và ranh giới quản lý rừng của các chủ rừng. Khắc phục và giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng vào năm 2018.

– Xác định rõ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương. Các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân cần coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên.

– Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế phù hợp với lợi ích quốc gia và thống lệ quốc tế.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Nhiệm vụ của trồng rừng phòng hộ là gì. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Mức bồi thường thu hồi đất , Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến đất đai vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Vai trò của rừng phòng hộ là như thế nào?

Dựa trên cách thức phân loại rừng phòng hộ, ta có thể thấy được rừng phòng hộ có một số chức năng quan trọng sau:
– Rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò điều tiết nguồn nước và dòng chảy nguồn nước. Khi xảy ra mưa lớn do ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới thì rừng phòng hộ đầu nguồn sẽ giúp việc giảm thiểu nguy cơ lũ lụt (đặc biệt là lũ ống, lũ quét) và nguy cơ xói mòn đất (bảo vệ sự màu mỡ của đất), đồng thời sẽ giữ lại nguồn nước, điều hòa dòng chảy cho các sông hồ, đập thủy điện ở những vùng có độ dốc cao.
– Rừng phòng hộ ven biển thường có chức năng chính là chắn gió, chắn cát bay, ngăn chặn sự xâm ngập mặn của nước biển. Chúng ta có thể thấy rõ chức năng này qua các khu vừng phòng hộ nổi tiếng tại Việt Nam.
Ví dụ: Khu rừng ngập mặn ven biển tại huyện giao thủy, tỉnh Nam định – Chức năng chủ yếu là phòng chống bão (chắn gió bão);
– Khu rừng trồng tại tỉnh Bình thuận (chức năng chủ yếu là chống cát bay);
– Rừng phòng hộ tại Cà mau (đồng bằng sông cửu long nói chung) là dùng để chống sự xâm nhập mặn của nước biển.
Các loại rừng phòng hộ khác nói chung đều có một chức năng nổi bật là bảo vệ môi trường sinh thái, điều hòa không khí, tạo cảnh quan và phát triển du lịch.

 Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ như thế nào ?

Việt Nam là thành viên của nhiều công ước quốc tế về chống biến đổi khí hậu hay công ước đa dạng sinh học. Chúng ta, là một thành viên tích cực của các công ước này và nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ các quốc gia phát triển trong việc bảo vệ rừng nói chung và sự đa dạng sinh học (động vật, thực vật nói riêng).
Đồng thời, Việt nam ban hành nhiều văn bản pháp luật chuyên nghành nhằm bảo vệ và phát triển rừng như:
– Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
– Luật đất đai năm 2013 (quy định về đất rừng phòng hộ tại điều 136 của luật này);
– Luật lâm nghiệp năm 2017 (Điều 25 quy định về thẩm quyền thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ)
Đặc biệt là Luật bảo vệ môi trường năm 2020 và nhiều các văn bản pháp lý dưới luật khác quy định về bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.
Đây là nền tảng quan trọng thể hiện sự trú trọng đặc biệt của Đảng và nhà nước trong việc bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ở nước ta.