Chia nhà đất sau ly hôn như thế nào?

25/08/2022 | 07:40 172 lượt xem Lò Chum

Chia nhà đất sau ly hôn

Thưa luật sư, tôi có người chị kết hôn được 10 năm, do hai vợ chồng không thể hòa hợp được nên đã quyết định ly hôn. Trước khi ly hôn thì hai người có với nhau 2 người con trai và 1 căn nhà mói xây xong. Mảnh đất thì do bố mẹ chồng chị cho vợ chồng chị làm quà cưới. Tôi muốn hỏi luật sư, là nếu như muốn chia mảnh đất trên ngồi nhà đó thì chị tôi có được phần không vì đó là mảnh đất bố mẹ chồng tặng nhưng mà khi chia mảnh đất đó thì gia đình chồng chị tôi không đồng ý chia phần đất đó; với lý do là đó là đất của họ . Trong khi mảnh đất đó thuộc sản chung của vợ chồng. Luật sư có thể tư vấn giúp tôi về vấn đề này và Chia nhà đất sau ly hôn như thế nào? Quy định về Chia nhà đất sau ly hôn ra sao? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Chia nhà đất sau ly hôn? ; Cần phải làm như thế nào? Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp luật

  • Luật đất đai năm 2013 
  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Luật dân sự năm 2015

Chia nhà đất sau ly hôn

Điều 9 và Điều 10 của Nghị định 126/2014/NĐ-CP nêu rõ, nhà đất là tài sản chung của vợ chồng trong các trường hợp sau đây.

  • Quyền sử dụng đất

Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng trong các trường hợp sau:

– Trường hợp 1: Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân thông qua các hình thức như đất được thừa kế chung, tặng cho chung; đất nhận chuyển nhượng (khoản tiền mua đất là tài sản chung); được Nhà nước cho thuê đất (tiền thuê đất là tài sản chung); đất được Nhà nước giao cho vợ chồng.

– Trường hợp 2: Quyền sử dụng đất có được bằng lợi tức, hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng.

– Trường hợp 3: Quyền sử dụng đất là tài sản riêng nhưng vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

  • Quyền sở hữu nhà ở

Quyền sở hữu nhà ở là tài sản chung của vợ chồng trong các trường hợp sau:

– Trường hợp 1: Nhà ở có được bằng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng.

– Trường hợp 2: Nhà ở được tặng cho chung, thừa kế chung.

– Trường hợp 3: Nhà ở được mua bằng tiền hoặc tài sản chung khác của vợ chồng.

Lưu ý, đối với trường hợp tài sản nhà đất mà vợ chồng đang tranh chấp, nếu không có căn cứ để chứng minh đó là tài sản riêng của mỗi bên thì nhà đất này sẽ được coi là tài sản chung của vợ chồng.

Chia nhà ở khi ly hôn

Những tài sản như nhà cửa, đất đai đều là  tài sản mang giá trị cao, có lẽ cũng vì “sức nặng” của nó mà nhiều cặp vợ chồng xảy ra tranh chấp sau khi ly hôn. Thấu hiểu điều đó và để tránh những hậu quả xấu do tranh chấp xảy ra thì pháp luật cũng đặt ra những nguyên tắc riêng để đảm bảo quyền lợi và sự công bằng cho cả hai bên khi phân chia nhà đất sau ly hôn.

Nhà ở là một tài sản đặc biệt nhưng tài sản này cũng sẽ được chia theo nguyên tắc chung sau khi ly hôn. Theo quy định chia nhà ở sau ly hôn thì tất cả sẽ được chia đôi nhưng được xem xét dựa trên một vài yếu tố đã nêu trong quy định chia tài sản chung. Không những thế loại tài sản này phải chia theo giá trị của nó. bên nào được chiếm hữu căn nhà thì phải có nghĩa vụ đền bù phần giá trị chênh lệch tương ứng với giá trị mà bên còn lại nhận được. Vì thế dựa trên những công sức mà mình bỏ ra thì các bên sẽ được nhận lại phần giá trị tài sản một cách công bằng.

Chia nhà đất sau ly hôn
Chia nhà đất sau ly hôn

Tài sản chung là nhà ở cũng được chia như quy định chung của pháp luật về chia tài sản khi ly hôn. Theo đó, nguyên tắc chung phân chia nhà khi ly hôn là chia đôi và có tính đến các yếu tố sau:

– Lỗi của mỗi bên trong vị phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng;

– Hoàn cảnh gia đình của chồng, vợ;

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.

– Công sức đóng góp của chồng, vợ vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tái ản chung. Lao động của chồng, vợ trong gia đình được coi như lao động có thu nhập, ở nhà nội trợ vẫn được tính tương đương như người đi làm.

Chia đất khi ly hôn

Căn cứ theo Điều 62, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quyền sử dụng đất là tài sản chung khi ly hôn được phân chia như sau.

– Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản:

+ Nếu hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên;

+ Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo nguyên tắc chia đôi và có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên vào tài sản chung đó.

– Đất ở, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm:

+ Khi ly hôn, quyền sử dụng các loại đất này sẽ được được chia theo thỏa thuận của hai vợ chồng.

+ Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết theo nguyên tắc chia đôi và có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên đối với tài sản chung đó.

– Loại đất khác: Quyền sử dụng đất chung sẽ được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.

Lưu ý:

– Nếu chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng.

– Đối với trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình, khi ly hôn thì phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo thỏa thuận nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất.

Còn nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo nguyên tắc chia đôi và có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên đối với tài sản chung đó.

Dịch vụ chia nhà đất sau khi ly hôn

Ly hôn là điều mà ai cũng không mong muốn. Bởi khi có quan hệ hôn nhân sẽ có những rằng bộc nhất định về tài sản, con cái. Chính vì vậy sau khi ly hôn cần phải hiểu rõ các quy định cũng như các nguyên tắc phân chia để đảm bảo được quyền và lợi ích của cả hai bên. Tuy nhiên không phải ai cũng cũng có thể nắm rõ các quy định của pháp luật. Vì vậy chia nhà và đất thường gặp rất nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian. Nhận thấy được nhu cầu đó, Tư vấn luật đất đai giới thiệu Dịch vụ chia nhà đất sau khi ly hôn trọn gói giá rẻ năm 2022. Khi sử dụng dịch vụ của Tư vấn luật đất đai, chúng tôi sẽ

  • Tư vấn cho khách hàng quy định pháp luật về chia tài sản sau khi ly hôn, nguyên tắc chia tài sản sau khi ly hôn.
  • Tư vấn và đại diện cho khách hàng( nếu có ủy quyền) để đảm bảo các quyền và lợi ích.
  • Tư vấn cho khách hàng về cách chia nhà ở và đất theo quy định pháp luật
  • Tư vấn soạn thảo văn bản pháp lý liên quan

Tư vấn luật đất đai có nhiều chuyên viên, chuyên làm các thủ tục liên quan đến đất đai nên có nhiều kinh nghiệm có thể giúp cho quý khách hàng thực hiện thủ tục tách sổ đỏ một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng. Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với Tư vấn đất đai nhé.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Chia nhà đất sau ly hôn như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến đất đai vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Câu hỏi thường gặp:

Nhà đất là tài sản chung của vợ chồng khi nào?

Điều 9 và Điều 10 của Nghị định 126/2014/NĐ-CP nêu rõ, nhà đất là tài sản chung của vợ chồng trong các trường hợp sau đây.
Quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng trong các trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân thông qua các hình thức như đất được thừa kế chung, tặng cho chung; đất nhận chuyển nhượng (khoản tiền mua đất là tài sản chung); được Nhà nước cho thuê đất (tiền thuê đất là tài sản chung); đất được Nhà nước giao cho vợ chồng.
– Trường hợp 2: Quyền sử dụng đất có được bằng lợi tức, hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng.
– Trường hợp 3: Quyền sử dụng đất là tài sản riêng nhưng vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sở hữu nhà ở
Quyền sở hữu nhà ở là tài sản chung của vợ chồng trong các trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Nhà ở có được bằng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng.
– Trường hợp 2: Nhà ở được tặng cho chung, thừa kế chung.
– Trường hợp 3: Nhà ở được mua bằng tiền hoặc tài sản chung khác của vợ chồng.

Vợ chồng sống chung với gia đình, chia tài sản khi ly hôn như thế nào?

Cách chia tài sản là nhà đất khi ly hôn trong trường hợp chồng, vợ sống chung với gia đình được quy định tại Điều 61, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể, có hai trường hợp sau:
Trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình và tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần: Khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59, Luật Hôn nhân và gia đình.
Trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình và tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được: Khi ly hôn, vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung và vào đời sống chung của gia đình. Vợ chồng sẽ thỏa thuận với gia đình việc chia một phần trong khối tài sản chung đó. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo luật định.

Sau ly hôn vẫn được chia nhà đất – tài sản chung của vợ chồng?

Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, khi ly hôn, vợ chồng có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, bao gồm cả phân chia tài sản là nhà đất. Nếu vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án sẽ xem xét và quyết định việc áp dụng chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận hay theo quy định của pháp luật. 
Việc chia tài sản chung của vợ chồng là nhà đất có thể được giải quyết theo thỏa thuận của vợ chồng hoặc do Tòa án giải quyết. Ngay trong đơn ly hôn, cả hai vợ chồng có thể yêu cầu phân chia tài sản. Còn nếu trong đơn không đề cập đến vấn đề này thì tài sản đó vẫn thuộc sở hữu chưng vợ chồng.
Căn cứ theo quy định trên, sau ly hôn nhiều năm, nếu một trong hai bên hoặc cả hai bên có yêu cầu hoặc tranh chấp về tài sản chung là nhà đất thì một trong hai bên hoặc cả hai bên đều có quyền yêu cầu Tòa án phân chia theo luật định.