Thưa Luật sư, tôi là Nam, hiện đang làm việc tại thành phố Điện Biên Phủ. Tôi có một câu hỏi thắc mắc như sau: Hiện nay, tôi thấy tình trạng mua bán đất giãn dân ngày càng xảy ra phổ biến. Đất giãn dân là một giải pháp hữu hiệu khi mật độ dân số ngày càng gia tăng như hiện nay. Tuy nhiên, tôi không biết rằng đất giãn dân có được xây nhà hay không? Rất mong Luật sư hồi đáp. Tôi cảm ơn Luật sư rất nhiều!
Chúng tôi rất cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ này. Hãy tìm hiểu vấn đề cùng Tư vấn luật đất đai dưới bài viết Đất giãn dân có được xây nhà không?. Cụ thể như sau:
Những đối tượng nào được cấp đất giãn đất?
Đối tượng được xem xét cấp đất giãn dân gồm các hộ gia đình có hộ khẩu thường trú tại nơi có đất, có đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Hộ gia đình chưa có nhà ở và chưa có đất để xây dựng nhà ở, chưa được xét giao đất giãn dân;
- Hộ gia đình mà có diện tích nhà ở ngay trên đất đang nằm trong khu quy hoạch hay là đang giải tỏa;
- Hộ gia đình có đông nhân khẩu, nay có thêm có một cặp vợ chồng đã tách riêng hộ khẩu và hình thành một gia đình riêng mà không còn đủ diện tích đất để có thể xây dựng nhà ở;
- Hộ gia đình có gia cảnh khó khăn.
Đất giãn dân có được xây nhà không?
Trong Luật Đất đai hiện hành và các văn bản có liên quan không có quy định về đất giãn dân. Tuy nhiên có thể hiểu đây là một dạng đất tái định cư và được dùng với mục đích chính là để ở.
Cụ thể, Nhà nước sử dụng đất giãn dân để cấp cho cá nhân, hộ gia đình thuộc trường hợp:
– Hộ gia đình có nhà nằm trên đất bị thu hồi, giải tỏa;
– Cá nhân không có nơi ở nhưng không đủ điều kiện để mua đất, mua nhà…
Đất giãn dân chủ yếu nằm trong các chính sách hỗ trợ nhà với những người chưa có nhà hoặc có thu nhập thấp không đủ khả năng mua đất, mua nhà. Do đó, giá thành của loại đất này tương đối rẻ so với các loại đất khác thuộc thị trường đất ở, phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế của người dân.
Những khu vực thường có đất giãn dân như ngoại thành, ở ven đô thị….
Đất giãn dân là một hình thức đất tái định cư, có tính pháp lý tương đương với đất thổ cư với mục đích chính là để ở. Do đó, bạn hoàn toàn có thể xây nhà trên đất giãn dân.
Quy trình giao đất giãn dân như thế nào?
Quy trình giao đất giãn dân được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người xin giao đất lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính: tiền sử dụng đất, tiền hạ tầng cơ sở (nếu có).
Bước 2: Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Bước 3: Cấp có thẩm quyền (UBND huyện hoặc UBND xã (được uỷ quyền)) trao quyết định cấp đất giãn dân, làm thủ tục cắm mốc ranh giới khu đất và bàn giao đất.
Bước 4: Phòng Tài nguyên và Môi trường đề nghị chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Đất giãn dân bị thu hồi trong những trường hợp nào?
Các trường hợp bị thu hồi đất gồm:
– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh:
- Xây dựng căn cứ quân sự;
- Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;
- Xây dựng ga, cảng quân sự;
- Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
- Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí…
– Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng:
- Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất;
- Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất…
– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai:
- Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
- Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
- Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm…
– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
- Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
- Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
- Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn;
- Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người…
Như vậy, nếu đất giãn dân thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì vẫn có thể bị Nhà nước thu hồi theo quy định của pháp luật.
Đất giãn dân có được cấp sổ đỏ hay không?
Bản chất của đất giãn dân là đất ở, nên hộ gia đình hoặc cá nhân nào thỏa mãn được các điều kiện sau sẽ được cấp sổ đỏ:
Để được cấp sổ đỏ đối với đất giãn dân, ngoài việc đang sử dụng đất ổn định thì phải có một trong các loại giấy tờ sau:
- Những giấy tờ được cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của nhà nước trước ngày 15/10/1993.
- Có tên trong sổ ruộng đất, sổ địa chính của địa phương trước 15/10/1993 hoặc có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được chính quyền tại địa phương cấp.
- Có giấy tờ sau: giấy tờ trao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất
- Giấy tờ xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất và đã sử dụng trước ngày 15/10/1993.
- Giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở.
- Các loại giấy tờ khác được xác lập từ trước 15/10/1993 theo quy định của Nhà nước.
Ngoài việc có đầy đủ những giấy tờ nêu trên, để được cấp sổ đỏ bạn cũng cần phải thỏa mãn các điều khoản trong điều 100 Luật đất đai năm 2013 về các trường hợp sổ đỏ, quyền sở hữu nhà ở tài sản khác gắn liền với đất như:
- Các hộ dân đủ điều kiện được cấp đất giãn dân theo Quyết định số 36/1998/QĐ UB của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có thể được xem xét cấp sổ đỏ theo (khoản 4 Điều 100, Luật đất đai). Cụ thể, đối với hộ gia đình được nhà nước giao đất hoặc cho thuê từ 15/10/1993 đến thời điểm Luật đất đai có hiệu lực thi hành mà vẫn chưa có sổ đỏ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất với đất. Trong trường hợp hộ gia đình đó chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính sẽ phải tiến hành nộp theo quy định.
- Hộ gia đình cũng cần xin xác nhận sẽ sinh sống ổn định lâu dài không có tranh chấp trên đất giãn dân của UBND xã/phường nơi bạn đang có đất.
Thông tin liên hệ:
Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Đất giãn dân có được xây nhà không?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhà đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Khi nào thì nhà ở xã hội có thể được bán lại năm 2022?
- Đất chưa có Sổ đỏ, bác ruột vẫn có thể tặng cho cháu hay không?
- Mẫu hợp đồng cho mượn nhà ở năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Đất giãn dân hoàn toàn có thể tách thửa như các đất thổ cư và phải đảm bảo các điều kiện sau:
Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trinh trên thửa đất) từ 3 m trở lên.
Có diện tích không nhỏ hơn 30 m²
Đối với đất khu dân cư nông thôn khi chia tách thửa đất theo các điều kiện của Khoản 1 điều này mà có hình thành đường giao thông sử dụng chung thì đường giao thông đó phải có mặt cắt ngang lớn hơn hoặc bằng 2 m.
Đất giãn dân có thời gian sử dụng lâu dài:
Đất ở và các loại rừng như rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và đất nông nghiệp, đông dân cư sử dụng.
Đất làm mặt bằng hạ tầng sản xuất kinh doanh, công trình dùng cho lợi ích công cộng như công viên, rừng cây và các đền thờ, miếu mạo.
Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Đất có kết nối nhiều di tích lịch sử cũng như danh lam thắng cảnh.
Đất dành cho xây cất nghĩa trang, nghĩa địa.
Những loại đất sử dụng có thời hạn, bao gồm:
Đất dùng cho việc trồng cây, nuôi trồng thuỷ sản, đãi muối với hạn mức không quá 3 ha, thì thời hạn là 20 năm.
Đất dùng cho việc trồng cây lâu năm, trồng rừng với sở hữu hạn mức không quá 10 ha ở đồng bằng và không quá 30 ha ở trung du, khu vực đồi núi thì hạn mức là 50 năm.
Mua đất giãn dân cần có sự cân nhắc và không nên bỏ qua một vài lưu ý sau:
Tìm hiểu kỹ thông tin mảnh đất bạn dự định mua: Pháp lý rõ ràng, có sổ đỏ, có tranh chấp gì không,…
Vị trí mảnh đất: Ưu tiên vị trí có giao thông thuận tiện, gần các tiện ích chợ, trường học, bệnh viện, công viên,… có xu hướng phát triển trong tương lai.
Tìm hiểu xem mảnh đất có nằm trong diện quy hoạch, giải tỏa hay không bằng cách kiểm tra hồ sơ địa chính tại UBND cấp xã, huyện hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Tham khảo các mức giá bán phù hợp để tránh bị mua “hớ”.