Làm nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp có được không?

17/07/2023 | 16:52 6016 lượt xem Hương Giang

Có thể nói, nhu cầu xây dựng nhà để làm nơi ăn chốn ở là nhu cầu tất yếu của người dân. Tuy nhiên, để việc xây dựng nhà ở được thực hiện theo đúng quy chuẩn, không ảnh hưởng đến các chính sách nhà nước đề ra thì việc xây dựng nhà phải được cơ quan có thẩm quyền thông qua. Nhiều người dân thắc mắc không biết liệu làm nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp có được không? Làm thế nào để có thể xây dựng nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp? Làm nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp có bị xử phạt không? Tư vấn luật đất đai thấu hiểu những băn khoăn trăn trở này của bạn, hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp nhé.

Căn cứ pháp lý

Làm nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp có được không?

Sử dụng đất nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với vùng nông thôn bởi nó tạo ra lượng nông sản như lương thực, thực phẩm liên quan trực tiếp tới thu nhập và đời sống của người nông dân. Bên cạnh đó, sử dụng đất nông nghiệp còn góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái và phát triển bền vững. Hiện nay, có rất nhiều hộ dân đang hoặc đã xây dựng nhà ở, nhà xưởng, nhà chăn nuôi với nhiều loại hình thức khác nhau trên phần đất nông nghiệp. Vậy liệu làm nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp có được không, hãy cùng làm rõ:

Theo Điều 6, luật đất đai năm 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:

1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Do đó, đất đang sử dụng là đất nông nghiệp thì chỉ được sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Bạn muốn xây dựng nhà ở thì cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Nếu chưa chuyển mục đích sử dụng đất mà xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp là trái quy định của pháp luật.

Để có thể chuyển thành công đất nông nghiệp sang đất thổ cư, bạn cần được cho phép từ Ủy ban nhân dân cấp huyện (huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương). Đây là quy định dựa vào điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013.

Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn làm thủ tục chuyển đất từ nông nghiệp sang thổ cư đều được chấp thuận. Bởi, hàng năm, UBND đều có kế hoạch cho việc sử dụng đất (kế hoạch này đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt), UBND sẽ căn cứ vào đó để quyết định được chuyển hay không.

Như vậy, đất nông nghiệp là loại đất thực hiện hoạt động nông nghiệp tương ứng. Do đó, phải thực hiện đúng mục đích sử dụng đất theo quy hoạch và dù là nhà tiền chế cũng không thể xây dựng nhà tiền chế trên đất nông nghiệp.

Làm nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp
Làm nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp

Làm thế nào để có thể xây dựng nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp?

Đất nông nghiệp được giao cho người dân phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm các loại đất có đặc thù giống nhau là tư liệu sản xuất chính cho các mục đích như trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng..vv.. Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tài liệu lao động vừa là đối tượng lao động, và đặc biệt không thể thay thế được của ngành nông- lâm nghiệp, là tiền đề của mọi quá trình sản xuất. Đất nông nghiệp tham gia vào các ngành sản xuất lương thực, thực phẩm như ngành thủy sản, ngành trồng trọt, chăn nuôi.

Nhà tiền chế hay còn gọi là nhà lắp ghép không được xây dựng trên đất nông nghiệp. Người dân muốn xây dựng nhà tiền chế trên đất nông nghiệp phải chuyển mục đích sử dụng đất tương ứng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (lên thổ cư). Khi muốn xây dựng nhà trên phần đất này thì cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

Việc chuyển mục đích sử dụng đất phải đáp ứng điều kiện và thủ tục theo quy định.

Thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện như sau:

Người sử dụng đất nộp hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở đến cơ quan tài nguyên và môi trường (nơi có đất) để được giải quyết theo thẩm quyền.

Hồ sơ xin phép bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

– Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất;

– Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tài nguyên và môi trường sẽ tiến hành thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất và hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất ở sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

Sau khi đã chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, thì người sử dụng đất có thể tiến hành xây dựng nhà ở trên diện tích đất đã chuyển mục đích sử dụng.

Lưu ý: Trường hợp xây dựng nhà ở trên diện tích đất thuộc khu vực đô thị hoặc thuộc khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thì người sử dụng đất phải xin giấy phép giây dựng trước khi khởi công xây dựng (theo Điều 89 Luật Xây dựng 2014).

Làm nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp có bị xử phạt không?

Nhà lắp ghép là một loại nhà được xây dựng từ các phần tách rời và những bộ phận này được lắp ghép với nhau dựa trên phần khung thép tạo thành một cấu trúc hoàn chỉnh. Hầu như những vật liệu, bộ phận này đều có sẵn và được sản xuất tại các nhà máy hoặc xưởng sản xuất và được vận chuyển đến công trường để lắp ráp. Bạn muốn xây dựng nhà ở thì cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Nếu chưa chuyển mục đích sử dụng đất mà xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp là trái quy định của pháp luật.

Căn cứ Điều 09, 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về hình thức mức xử phạt hành vi tự ý xây dựng nhà tiền chế trên đất nông nghiệp như sau:

*Đối với đất trồng lúa

TTDiện tích chuyển trái phépMức phạt
Khu vực nông thônKhu vực đô thị
1Dưới 0,01 héc ta (100m2)Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồngHình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt khu vực nông thôn
2Từ 0,01 đến dưới 0,02 héc taPhạt tiền từ 05 – 08 triệu đồng
3Từ 0,02 đến dưới 0,05 héc taPhạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng
4Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc taPhạt tiền từ 15 – 30 triệu đồng
5Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc taPhạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng
6Từ 0,5 đến dưới 1 héc taPhạt tiền từ 50 – 80 triệu đồng
7Từ 1 đến dưới 3 héc taPhạt tiền từ 80 – 120 triệu đồng
8Từ 03 héc ta trở lênPhạt tiền từ 120 – 250 triệu đồng 
Lưu ý: Mức phạt trên đây là mức phạt áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân vi phạm; nếu tổ chức vi phạm sẽ phạt gấp đôi.
Ngoài việc bị phạt tiền, người tự ý chuyển mục đích sử dụng đất còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP;
– Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP;;Số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 91/2019/NĐ-CP;.

*Đối với đất rừng đặc dụng

TTDiện tích chuyển trái phépMức phạt
Khu vực nông thônKhu vực đô thị
1Dưới 0,02 héc ta (200m2)Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồngHình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt khu vực nông thôn
2Từ 0,02 đến dưới 0,05 héc taPhạt tiền từ 05 – 08 triệu đồng
3Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc taPhạt tiền từ 08 – 15 triệu đồng
4Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc taPhạt tiền từ 15 – 30 triệu đồng
5Từ 0,5 đến dưới 01 héc taPhạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng
6Từ 01 đến dưới 03 héc taPhạt tiền từ 50 – 100 triệu đồng
7Từ 03 héc ta trở lênPhạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng
Lưu ý: Mức phạt trên đây là mức phạt áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân vi phạm; nếu tổ chức vi phạm sẽ phạt gấp đôi.
Ngoài việc bị phạt tiền, người tự ý chuyển mục đích sử dụng đất còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
– Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi tự ý chuyển lên đất thổ cư.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Làm nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp”.  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến tư vấn pháp lý về tranh chấp thừa kế đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Quy định về sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam như thế nào?

Đất nông nghiệp chỉ được sử dụng để sản xuất nông, lâm, thủy sản và các sản phẩm từ đất, trừ các trường hợp được phép theo quy định của pháp luật.
Quy định về bảo vệ, phát triển đất nông nghiệp phải được tuân thủ và thực hiện theo quy định của pháp luật.
Quy định về quyền sử dụng đất nông nghiệp phải được thực hiện đảm bảo tính công bằng, dân chủ, minh bạch và quản lý đất đai phải đảm bảo tính hiệu quả, bền vững và không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất và các bên liên quan.
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp phải được xét duyệt và quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Làm nhà lắp ghép mang đến những lợi ích gì?

Làm nhà lắp ghép có nhiều lợi ích, trong đó có thể kể đến:
Tiết kiệm chi phí: Nhà lắp ghép được chế tạo sẵn với các chi tiết có kích thước chuẩn và có thể được lắp ráp nhanh chóng. Do đó, giá thành của nhà lắp ghép thường thấp hơn so với các loại nhà truyền thống.
Tiết kiệm thời gian: Thời gian cần để xây dựng nhà lắp ghép thường ít hơn so với các loại nhà khác. Việc chế tạo các bộ phận của nhà lắp ghép được thực hiện ngoài trời và được vận chuyển đến địa điểm xây dựng, do đó giảm thiểu thời gian cần thiết để xây dựng.
Dễ dàng di chuyển: Nhà lắp ghép có thể dễ dàng tháo rời và di chuyển đến một vị trí khác nếu cần thiết, do đó rất phù hợp cho những người có nhu cầu di chuyển nơi ở thường xuyên.
Độ bền cao: Nhà lắp ghép được chế tạo với các vật liệu chất lượng cao, có khả năng chống chịu được các tác động từ môi trường bên ngoài, do đó độ bền của chúng cao hơn so với nhà truyền thống.