Cách tính thuế tài sản gắn liền với đất mới năm 2023

25/09/2023 | 18:05 635 lượt xem Trà Ly

Gần đây, Bộ Tài Chính và Chính phủ đang triển khai một số quy định về tính thuế tài sản gắn liền với đất được xây dựng trong Luật thuế tài sản. Tuy Luật này chưa được thông qua và có hiệu lực, nhưng người sử dụng đất và có tài sản gắn liền với đất cần nắm được các quy định dự thảo. Dưới đây là cách tính thuế tài sản gắn liền với đất, bạn có thể tham khảo tại bài viết của Tư vấn luật đất đai.

Tài sản gắn liền với đất là gì?

Có thể chúng ta đã từng nghe qua thuật ngữ tài sản gắn liền với đất. Tuy pháp luật hiện hành chưa giải thích tài sản gắn liền với đất là gì và có những loại nào, nhưng tài sản gắn liền với đất được đề cập tại một số văn bản pháp luật. Vậy, tài sản gắn liền với đất gồm những loại nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé.

Các tài sản gắn liền với đất tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP bao gồm:

– Nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở;

– Nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở;

– Công trình xây dựng khác;

– Cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng hoặc vật khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2019/TT-BTP có đề cập đến tài sản gắn liền với đất như sau:

Tài sản gắn liền với đất gồm nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở; nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở; công trình xây dựng khác theo quy định của pháp luật về đầu tư, kinh doanh bất động sản và pháp luật khác có liên quan; cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng.

Bên cạnh đó, tại Thông tư 07/2019/TT-BTP còn đề cấp đến tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai như sau:

– Nhà ở, công trình xây dựng đang trong quá trình đầu tư xây dựng, chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng gồm: Nhà ở, công trình xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật nhà ở; công trình xây dựng khác theo quy định của pháp luật về đầu tư, kinh doanh bất động sản và pháp luật khác có liên quan;

– Rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng bên thế chấp xác lập quyền sở hữu sau thời điểm xác lập hợp đồng thế chấp.

Như vậy, tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ, cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng, nhà ở hình thành trong tương lai,…

Quy định về tính thuế tài sản gắn liền với đất

Ngày 17/04/2018, Bộ tài chính đề nghị xây dựng dự án Luật thuế tài sản. Theo đó dự thảo Luật thuế tài sản đã được ban hành với một số nội dung sau đây.

Đối với các tính thuế với nhà ở, Bộ Tài chính đưa ra 2 phương án là:

  • Chỉ đánh thuế đối với nhà ở;
  • Đánh thuế đối với nhà ở; nhà và công trình thương mại, dịch vụ

Bộ Tài chính đề nghị quy định giá tính thuế đối với nhà thuộc đối tượng chịu thuế được xác định bằng diện tích nhà tính thuế nhân với giá 1m2 nhà tính thuế để đồng bộ với quy định về giá tính thuế đối với đất. Cụ thể: diện tích nhà tính thuế là toàn bộ diện tích nhà sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về nhà ở.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về Dự thảo Luật thuế tài sản, và kiến nghị với Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội đưa dự án Luật thuế tài sản vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.

Cách tính thuế tài sản gắn liền với đất mới năm 2023

Cách tính thuế tài sản gắn liền với đất

Để nắm được quy định pháp luật chuẩn bị được áp dụng thì có tài sản gắn liền với đất cần nắm được các quy định dự thảo. Theo đó, cần phải biết cách tính thuế tài sản gắn liền với đất để có thể chuẩn bị tốt khi luật có hiệu lực thi hành. Hãy theo dõi nội dung sau đây để nắm rõ hơn về cách tính thuế tài sản gắn liền với đất dự thảo nhé.

Bộ tài chính đưa ra phương án xác định giá tính thuế đối với nhà như sau:

Giá tính thuế đối với nhà thuộc đối tượng chịu thuế được xác định bằng diện tích nhà tính thuế nhân với giá 1m2 nhà tính thuế. Cụ thể:

– Diện tích nhà tính thuế là toàn bộ diện tích nhà sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về nhà ở.

– Giá 1m2 nhà tính thuế được xác định như sau:

+ Đối với nhà mới xây dựng: Giá 1m2 nhà tính thuế là giá 1m2 nhà xây dựng mới theo từng cấp, hạng nhàdo UBND cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật về xây dựng tại thời điểm tính thuế (giá 1m2 nhà xây dựng mới được xây dựng căn cứ trên suất vốn đầu tư xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành).

+ Đối với nhà đã qua sử dụng: Giá 1m2 nhà tính thuế bằng giá 1m2 nhà xây dựng mới theo từng cấp, hạng nhà do UBND cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật về xây dựng tại thời điểm tính thuế nhân với tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của nhà do UBND cấp tỉnh ban hành theo thời gian sử dụng nhà tại thời điểm tính thuế (hiện nay, UBND cấp tỉnh đang ban hành tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà để tính lệ phí trước bạ đối với nhà).

Về thuế suất tính thuế: Bộ tài chính đưa ra hai phương án như sau:

Phương án 1:

– Đối với nhà thuộc đối tượng chịu thuế:

Phương án a:

STTGiá trị nhà tính thuếThuế suất
1Phần giá tính thuế đối với nhà từ 1 tỷ đồng trở xuống0%
2Phần giá tính thuế đối với nhà trên 1 tỷ đồng0,3%

Phương án b:

STTGiá trị nhà tính thuếThuế suất
1Phần giá tính thuế đối với nhà từ 700 triệu đồng trở xuống0%
2Phần giá tính thuế đối với nhà trên 700 triệu đồng0,3%

Phương án 2:

– Đối với nhà thuộc đối tượng chịu thuế:

Phương án a:

STTGiá trị nhà tính thuếThuế suất
1Phần giá tính thuế đối với nhà từ 1 tỷ đồng trở xuống0%
2Phần giá tính thuế đối với nhà trên 1 tỷ đồng0,4%

Phương án b:

STTGiá trị nhà tính thuếThuế suất
1Phần giá tính thuế đối với nhà từ 700 triệu đồng trở xuống0%
2Phần giá tính thuế đối với nhà trên 700 triệu đồng0,4%

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cách tính thuế tài sản gắn liền với đất mới năm 2023. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ, thông tin pháp lý như mẫu đơn xin nghỉ việc 1 ngày…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Tài sản gắn liền với đất thuê có được bán?

Tại điểm c khoản 1 Điều 175 Luật Đất đai năm 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, rằng:
1. Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
c) Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 189 của Luật này; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;…
Theo đó, để tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập được bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê của Nhà nước theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm thì phải đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 189 Luật Đất đai năm 2013.

Loại tài sản gắn liền với đất được cấp sổ đỏ?

Theo khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai 2013 quy định tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm:
 – Nhà ở;
– Công trình xây dựng khác;
– Rừng sản xuất là rừng trồng;
– Cây lâu năm.
Các loại tài sản này phải có tại thời điểm cấp sổ đỏ.