Mẫu hợp đồng cho mượn nhà ở năm 2022

17/08/2022 | 11:27 41 lượt xem Thanh Loan

Hợp đồng cho mượn nhà ở là hợp đồng cho thuê nhà mượn nhà được thực hiện giữa người thuê nhà và người cho thuê nhà, hai bên cùng nhau thỏa thuận những điều khoản có lợi cho cả hai cho vào hợp đồng, để ràng buộc giữa người thuê nhà và người cho thuê, tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có. Tư vấn luật đất đai sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu hợp đồng cho mượn nhà ở năm 2022 ở bài viết dưới đây.

Hình thức hợp đồng mượn nhà

Hợp đồng mượn nhà là một loại hợp đồng dân sự, các bên có thể thỏa thuận với nhau bằng văn bản hoặc hình thức tương đương với văn bản.

Bên cạnh đó, hợp đồng mượn nhà cũng có thể được thỏa thuận bằng miệng.

Hợp đồng mượn nhà được lập bằng văn bản không yêu cầu bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Nội dung của mẫu hợp đồng cho mượn nhà ở năm 2022

Trong mẫu hợp đồng mượn nhà cần nêu rõ thông tin của người thuê nhà và người cho thuê như họ tên, số chứng minh thư, địa chỉ, số điện thoại sau khi hai bên đã thỏa thuận và đi đến việc ký kết hợp đồng, những điều được ghi trong mẫu hợp đồng thuê nhà đều do cả hai tự soạn thảo, nhằm hợp lý cho cả hai bên.

Người cho thuê nhà đồng ý cho người thuê nhà thuê căn nhà nào, tại địa chỉ nào căn nhà thuộc quyền sở hữu của người cho thuê, bên cạnh đó người cho thuê nhà cần nói rõ những thông tin về căn nhà như tình trạng hiện tại của căn nhà, diện tích mặt bằng, diện tích vườn, số sổ đỏ được ủy ban nhân dân nào cấp phép.

Những quyền và nghĩa vụ của cả hai bên được ghi rõ trong bản hợp đồng thuê nhà này, người thuê nhà cần phải đưa đủ tiền nhà theo thỏa thuận mà hai bên đã giao hẹn từ trước, theo hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản, người thuê nhà có thể trả tiền nhà theo từng tháng hoặc trả trước theo sự thống nhất của hai bên, ngoài ra người thuê nhà cần phải tuân thủ theo một số quy định của người cho thuê, đảm bảo tài sản ngôi nhà và những tài sản có đi kèm.

Nghĩa vụ của người cho thuê nhà cần bàn giao ngôi nhà theo đúng thời gian mà hai bên đã thỏa thuận, tình trạng ngôi nhà đúng như những gì đã nêu trong bản hợp đồng ngoài ra cả hai có quyền chấm dứt mẫu hợp đồng thuê nhà trong một số trường hợp và phải báo trước với đối phương.

Những đặc điểm chính của mẫu hợp đồng mượn nhà:

  • Mẫu hợp đồng thuê nhà, mượn nhà
  • Cách viết và thủ tục thuê nhà, mượn nhà
  • Một số quyền và nghĩa vụ của người cho thuê và người thuê nhà
Mẫu hợp đồng cho mượn nhà ở năm 2022
Mẫu hợp đồng cho mượn nhà ở năm 2022

Một số lưu ý khi ký kết hợp đồng mượn nhà

Trong thực tế đã có nhiều trường hợp do chưa trao đổi kỹ lưỡng về các nội dung đã ký kết dẫn đến việc không thống nhất nội dung đã ký kết. Chính vì vậy khi ký kết hợp đồng cần lưu ý:

  • Các điều khoản trong hợp đồng cần phải được rõ ràng.
  • Khi trong hợp đồng có điều khoản hay ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với thỏa thuận của cả hai bên.
  • Các điều khoản, quyền và nghĩa vụ của hai bên không được mâu thuẫn với nhau.
  • Nếu bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho đối tác.
  • Trong quá trình mượn nhà nếu có tài sản bảo đảm được rút bớt thì phần nội dung hợp đồng bảo đảm phần tài sản được rút bớt không còn hiệu lực. 

Tải xuống mẫu hợp đồng cho mượn nhà ở năm 2022

Cho mượn nhà không trả thì giải quyết thế nào?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 thì:

“Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này”.

Điều 494 Bộ luận dân sự 2015 quy định về hợp đồng mượn tài sản như sau:

“Điều 494. Hợp đồng mượn tài sản

Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.”

Căn cứ theo quy định trên, bên cho mượn tài sản và bên mượn tài sản thỏa thuận với nhau về thời hạn mượn. Khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn quyền sử dụng đất đã đạt được thì bạn phải trả lại cho người cho mượn.

Theo đó, BLDS 2015 có các quy định về quyền và nghĩa vụ của bên mượn tài sản và bên cho mượn tài sản nhằm đảm bảo việc thực hiện giao dịch giữa các bên.

a) Quyền và nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản:

Nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản:

  • Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có.
  • Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận.
  • Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.

Quyền của bên cho mượn tài sản:

  • Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
  • Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.
  • Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.

b) Quyền về nghĩa vụ của bên mượn tài sản:

Nghĩa vụ của bên mượn tài sản:

  • Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
  • Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
  • Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.
  • Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.
  • Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.

Quyền của bên mượn tài sản:

  • Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.
  • Yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thỏa thuận.
  • Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.

Như vậy, nếu hợp đồng mượn tài sản giữa bên mượn và bên cho mượn không quy định về thời hạn mượn thì ngay khi bên mượn đạt được mục đích, bên cho mượn có quyền lấy lại tài sản. Nếu có thỏa thuận về thời hạn nhưng bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản kể cả khi bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng bên cho mượn phải báo trước cho bên mượn một thời gian hợp lý, đồng thời bên cho mượn phải có các giấy tờ kèm theo hoặc bằng chứng chứng minh việc đòi lại tài sản là do có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản đó. Ngoài ra, bên cho mượn còn có quyền đòi lại tài sản nếu bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Mẫu hợp đồng cho mượn nhà ở năm 2022”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Cá nhân cho mượn nhà có phải nộp thuế không ?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 92/2015/TT-BTC đối với cá nhân cho thuê tài sản có mức doanh thu 100 triệu đồng trên 1 năm trở xuống sẽ không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân, trường hợp của bạn cho công ty mượn không phải trả tiền trong 20 năm nên cá nhân cho mượn nhà sẽ không phải nộp thuế đối với hoạt động cho vì không phát sinh doanh thu.

Hợp đồng mượn nhà có cần công chứng không?

Khoản 2, điều 122 Luật Nhà ở 2014 có quy định như sau:
Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Như vậy, hợp đồng mượn nhà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Chủ thể hợp đồng mượn nhà là ai?

Chủ thể của hợp đồng mượn nhà có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức có nhu cầu mượn nhà để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như để ở, làm văn phòng, làm xưởng sản xuất, kinh doanh,…
Tuy nhiên, chủ thể của hợp đồng cần phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đầy đủ tư cách pháp nhân,..