Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng hiện nay

09/09/2022 | 15:51 177 lượt xem Lò Chum

Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng

Thưa luật sư, ở địa phương chúng tôi thì mỗi hộ gia đình sẽ được gia cho một khu rừng và theo kế hoạch thì nhà tôi được giao một khu rừng. Khu rừng sẽ được nhà tôi bảo về và có được hưởng tiền bảo về rừng hằng năm. Thế nhưng nhiều nhà khi mà được giao rừng thường không có trách nhiệm bảo vệ và quản lý, thậm chí còn khai thác một cách lãng phí. Luật sư có thể tư vấn cho tôi rằng là Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng hiện nay như thế nào và các biện pháp để quản lý bảo vệ rừng một cách tốt nhất? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai năm 2013
  • Chỉ thị số 05/CT-TTg

Khái niệm rừng là gì?

Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

Quản lý bảo vệ rừng là gì?

Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người…

Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng nước ta hiện nay

Trên cơ sở Nghị định số 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính phủ quy định Quy chế phối hợp của Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở, bảo vệ và phòng chống cháy rừng, Chi cục Kiểm lâm đã ký kết và triển khai thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống các vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi với Công an, Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh xây dựng Kế hoạch phối hợp kiểm tra liên ngành trong công tác PCCCR và tổ chức thực hiện.  

Trong 03 năm qua, lực lượng Công an tỉnh, Cảnh sát PCCC tỉnh đã phối hợp hỗ trợ tích cực cho lực lượng Kiểm lâm trong công tác đấu tranh phòng chống và xử lý các hành vi phá rừng, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản; thanh tra, kiểm tra công tác PCCCR tại các địa phương, đơn vị chủ rừng, tổ chức diễn tập chữa cháy và chữa cháy rừng. Các Hạt Kiểm lâm, Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR đã phối hợp đồng bộ với lượng Công an các cấp một cách có hiệu quả, đúng quy trình, thẩm quyền, thể hiện sự thống nhất, đoàn kết, trách nhiệm của từng cơ quan; chủ động trao đổi thông tin, phối hợp giải quyết các vụ việc liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR. Kết quả phối hợp như sau:

– Tổ chức tuyên truyền: 1.092 đợt/113.938 lượt người tham gia; ký cam kết với 3.188 đối tượng; Tổ chức diễn tập PCCCR cấp xã: 10 đợt/2.519 người tham gia, cấp huyện 01 đợt; Tổ chức tuần tra, kiểm tra: 2.004 lượt; chữa cháy rừng: 05 vụ (thành phố);

– Tổ chức kiểm tra công tác PCCCR đối với các BCĐ KH BV và PTR và chủ rừng: 11 lần cấp huyện, 21 lần cấp xã, 11 lần đối với các đơn vị chủ rừng.

– Số vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng phát hiện: 181 vụ

– Kết quả xử lý: Xử lý hình sự 24 vụ; xử lý hành chính 157 vụ.

– Lâm sản tịch thu: 141,14 m3 gỗ các loại.

– Tổng số tiền thu và nộp vào ngân sách: 1.110.064.336 đồng.

Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng
Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng

Các biện pháp để thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng

Để ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật, đồng thời góp phần thực hiện cam kết quốc tế, đặc biệt là cam kết tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý chặt chẽ diện tích rừng, đất rừng theo đúng quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Chỉ đạo, kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng và xử lý nghiêm các trường hợp san ủi đồi núi để phân lô, bán nền, xây dựng trên đất rừng trái quy định của pháp luật. Khẩn trương kiểm tra hiện trường, xác minh, điều tra làm rõ các vụ phá rừng trái pháp luật đã được các cơ quan chức năng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và địa phương kiểm tra, phát hiện để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đẩy nhanh tiến độ điều tra, làm rõ đối tượng vi phạm để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các vụ án phá rừng, lấn chiếm đất rừng trong thời gian qua nhằm răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung. Xử lý trách nhiệm của chủ rừng và các tổ chức, cá nhân có liên quan khi để xảy ra tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật trên địa bàn quản lý nhưng không có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời. Đẩy mạnh công tác giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất, đặc biệt là diện tích rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Kiên quyết thu hồi rừng đối với các chủ rừng không thực hiện nghĩa vụ bảo vệ rừng, để xảy ra mất rừng. Bên cạnh đó, cần bổ sung nguồn lực, nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, phù hợp với điều kiện tình hình thực tiễn địa phương.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao, hiện đại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng

Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao đời sống, thu nhập người làm nghề rừng; huy động các nguồn lực hợp pháp để đầu tư phát triển sản xuất lâm nghiệp, tiêu thụ nông, lâm sản tại các tỉnh nhằm giảm áp lực lên rừng. Phối hợp với cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng có quy mô lớn, phức tạp. Đẩy mạnh chuyển đổi số; ứng dụng công nghệ cao, hiện đại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát hiện sớm mất rừng, cháy rừng đảm bảo hiệu quả.

Xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng đất sai mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất rừng trái quy định

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương rà soát, hoàn thiện các quy định nhằm quản lý chặt chẽ đất đai, tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng đất sai mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất rừng trái quy định của pháp luật.

Thuận lợi khó khăn trong công tác phối hợp bảo vệ rừng

Thuận lợi trong công tác phối hợp bảo vệ rừng

Từ năm 2016 đến nay, các đơn vị Kiểm lâm đã phối hợp với lực lượng Công an tỉnh, các huyện, các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện khá tốt các nội dung của chương trình Quy chế phối hợp số 512/QCPH/CA-NN ngày 16/3/2016 giữa Công an tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT. Nhất là Công an xã, thị trấn, Kiểm lâm địa bàn xã đã trở thành lực lượng nòng cốt trong việc phối hợp ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng và PCCCR ngay tại cơ sở, góp phần nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của Chính quyền cấp cơ sở; Công tác QLBVR ở nhiều địa phương chuyển biến tích cực; tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn các xã vùng cao ổn định so với những năm trước đây.

Khó khăn, tồn tại trong công tác phối hợp bảo vệ rừng

– Công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Quy chế ở cấp huyện, cấp xã có lúc chưa được thường xuyên; công tác phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm và Công an trong việc xác lập hồ sơ, đấu tranh với đối tượng để khởi tố vụ án hình sự thiếu đồng bộ, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau;

– Các vụ án hình sự việc xử lý còn kéo dài, dẫn đến tính giáo dục, răn đe các đối tượng vi phạm và trong nhân dân chưa kịp thời.

Nguyên nhân: Quy định của pháp luật về thẩm quyền điều tra của lực lượng Kiểm lâm rất hạn chế, còn phụ thuộc vào các cơ quan tố tụng (khám nghiệm hiện trường, trưng cầu giám định, …).

Đề xuất, kiến nghị trong công tác phối hợp bảo vệ rừng

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ban ngành, các cơ quan chức năng là rất cấp thiết. Trong đó sự phối hợp giữa hai lực lượng Kiểm lâm và Công an trong công tác phòng chống các vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo an ninh trật tự xã hội trên địa bàn. Do đó, trong thời gian đến, hai lực lượng cần tiếp tục trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình và tổ chức khiển khai nhiệm vụ nhằm đấu tranh, ngăn chặn và xử kịp thời các hành vi vi phạm, phối hợp chặt chẽ hỗ trợ điều tra, xử lý hiệu quả đối với các vụ án hình sự đảm bảo tính răn đe, giáo dục phòng ngừa chung; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực PCCCR cho lực lượng kiểm lâm, chủ rừng và chính quyền cơ sở trên địa bàn tỉnh, huy động lực lượng ứng cứu cho các địa phương khi có cháy rừng xảy ra.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Mức bồi thường thu hồi đất , Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến đất đai vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Đặc điểm rừng và hệ thống quản lý rừng nước ta như thế nào?

Công tác quản lý bảo vệ rừng đã được UBND tỉnh phân cấp quản lý theo hệ thống các cấp chính quyền địa phương (tỉnh-huyện-xã), và hệ thống quản lý bảo vệ rừng của các cơ quan chuyên ngành, trong đó, Chi cục Kiểm lâm là cơ quan có chức năng, nhiệm vụ xuyên suốt trong công tác quản lý bảo vệ rừng, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh. Tổ chức bộ máy Chi cục Kiểm lâm gồm có 05 phòng chuyên môn, 01 Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR và 12 Hạt Kiểm lâm trực thuộc. Tổng biên chế hiện có là 170 biên chế.
Trên cơ sở các Ban chỉ đạo (BCĐ) về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trước đây, Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu củng cố, kiện toàn lại các BCĐ CTMTPTLN từ tỉnh đến huyện, xã và các đơn vị chủ rừng. Thành lập 01 BCĐ cấp tỉnh, 13 BCĐ cấp huyện, thành phố; 143 BCĐ cấp xã và 18 BCĐ của chủ rừng để chỉ huy và tổ chức thực hiện công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng, PCCCR và quản lý lâm sản.
Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 18 đơn vị chủ rừng, gồm: 7 BQL rừng phòng hộ và 01 Trung tâm, 01 Doanh nghiệp nhà nước, 02 đơn vị vũ trang, 07 doanh nghiệp tư nhân. Đối với diện tích rừng do UBND xã quản lý, tổ chức giao rừng gắn với giao đất và cấp GCNQSD đất cho cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân để quản lý bảo vệ theo chủ trương xã hội hóa bảo vệ rừng, làm cho rừng có chủ thực sự.

Tình hình triển khai các biện pháp bảo vệ rừng, đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng cụ thể ra sao?

Trong những năm qua, Chi cục Kiểm lâm đã tích cực tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố và chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo vệ rừng, phòng chống chặt phá rừng và PCCCR trên địa bàn, đặc biệt là xác định các khu vực rừng thường xuyên có nguy cơ bị xâm hại cao, tổ chức nhiều lần tuần tra, kiểm tra, truy quét nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng, PCCCR bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Tại các địa phương, lực lượng Kiểm lâm địa bàn thường xuyên bám sát cơ sở, tổ chức tuần tra, kiểm tra và hướng dẫn nhân dân dùng lửa trong sản xuất nương rẫy, xử lý thực bì đúng quy định. Nhờ đó, tình trạng phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép từng bước được ngăn chặn, số vụ cháy rừng giảm xuống theo từng năm, sự phối hợp giữa chủ rừng với địa phương và các ngành chức năng như: Công an, Quân đội, Kiểm lâm được tăng cường, công tác đấu tranh, phòng chống các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được dư luận xã hội rất đồng tình.
Tuy nhiên, công tác quản lý bảo vệ rừng vẫn còn một số tồn tại kéo dài, tình trạng phá rừng trái phép dưới nhiều hình thức vẫn chưa được ngăn chặn triệt để và có hiệu quả; thực trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp trước đây và hiện nay có chiều hướng gia tăng, việc xử lý không kịp thời và thiếu kiên quyết đối với các đối tượng vi phạm dẫn đến không có tác dụng răn đe, một số đối tượng lợi dụng người đồng bào dân tộc thiểu số phá rừng để lấy đất sản xuất, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài nguyên, môi trường và gây rối trật tự xã hội. Ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ rừng của một bộ phận nhân dân ở một số địa phương chưa được cải thiện. Bên cạnh đó, một số địa phương chưa thực hiện tốt trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, lực lượng bảo vệ rừng cơ sở và chủ rừng tại một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, chậm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.