Dạ thưa Luật sư, tôi dự định mua mảnh đất ở tỉnh Long An. Trước khi mua tôi muốn được xem thông tin mảnh đất đó có được không? Quy trình thực hiện như thế nào là hợp lệ ạ? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi ạ.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Tư vấn luật Đất đai. Trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn quy định pháp luật về thông tin thửa đất cũng như hướng dẫn bạn thực hiện Đơn đề nghị cung cấp thông tin thửa đất. Mời bạn đón đọc ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai năm 2013
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT
Thửa đất là gì?
Thửa đất được hiểu là phần đất được giới hạn bởi những ranh giới trên thực địa hoặc cũng có thể là diện tích đất được mô tả thông qua những điểm mấu, đường ranh trên hồ sơ quản lý căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 về giải thích từ ngữ
Còn trong quy định tại khoản 11 Điều 4 Luật Đất Đai năm 2003 về giải thích thửa đất như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
11. Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.”
Những thông tin về thửa đất theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thể hiện thông tin về thửa đất tại trang 2 của Giấy chứng nhận như sau:
“Điều 6. Thể hiện thông tin về thửa đất tại trang 2 của Giấy chứng nhận
Thông tin về thửa đất được thể hiện trên Giấy chứng nhận đối với tất cả các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận theo quy định như sau:
1. Thửa đất số: ghi số hiệu của thửa đất trên bản đồ địa chính theo quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trường hợp sử dụng bản trích đo địa chính (đối với nơi chưa có bản đồ địa chính) để cấp Giấy chứng nhận thì ghi số hiệu thửa đất trên bản trích đo; trường hợp trích đo địa chính một thửa đất thì số hiệu thửa đất được ghi “01”.
2. Tờ bản đồ số: ghi số thứ tự tờ bản đồ địa chính có thửa đất cấp Giấy chứng nhận trong phạm vi mỗi đơn vị hành chính cấp xã. Trường hợp sử dụng bản trích đo địa chính để cấp Giấy chứng nhận thì ghi số hiệu tờ trích đo thửa đất.
3. Địa chỉ thửa đất: ghi tên khu vực (xứ đồng, điểm dân cư,…); số nhà, tên đường phố (nếu có), tên đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, nơi có thửa đất.
4. Diện tích: ghi diện tích của thửa đất bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông (m2), được làm tròn số đến một chữ số thập phân.
Trường hợp thửa đất có nhà chung cư thì Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu căn hộ chung cư chỉ ghi diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung của các chủ căn hộ theo quy định tại Điều 49 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP).
5. Hình thức sử dụng được ghi như sau:…”
Như vậy, khi nhìn vào một thửa đất chúng ta có thể biết được các thông tin cơ bản: Thửa đất, Tờ bản đồ số mấy; Địa chỉ nằm ở đâu; Diện tích; Hình thức sử dụng; Mục đích sử dụng;….
Thủ tục cung cấp thông tin đất đai thực hiện thế nào?
Căn cứ theo Điều 11, Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai nộp đơn yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai cho các cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai theo Mẫu số 01/PYC.
Khi đó, trình tự, thủ tục được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp phiếu yêu cầu
Lựa chọn một trong các hình thức sau đây:
– Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;
– Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;
– Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.
Bước 2: Tiếp nhận, xử lý yêu cầu
– Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính (nếu có) cho tổ chức, cá nhân.
– Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải nêu rõ lý do và trả lời cho người yêu cầu biết.
Bước 3: Cung cấp dữ liệu đất đai
Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.
Về thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai:
– Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;
– Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận.
Về chi phí phải trả:
Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 34 năm 2014, phí và chi phí phải trả khi yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai gồm:
– Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai;
– Chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ, tài liệu;
– Chi phí gửi tài liệu (nếu có).
Tải Đơn đề nghị cung cấp thông tin thửa đất
Hướng dẫn cách ghi đơn cung cấp thông tin thửa đất
– Về thông tin người yêu cầu:
+ Trường hợp là tổ chức: Ghi tên tổ chức, ghi thông tin của người đại diện.
Ví dụ: Nếu người yêu cầu là công ty thì phải ghi thông tin của người đại diện theo Điều lệ công ty.
+ Trường hợp là cá nhân: Ghi họ và tên của cá nhân người xin thông tin, số chứng minh thư nhân nhân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp và quốc tịch.
– Danh mục và nội dung dữ liệu cần cung cấp của thửa đất
+ Ghi rõ thông tin thửa đất cần xin thông tin, gồm: Số thửa đất, địa chỉ của thửa đất.
+ Nội dung thông tin cần cung cấp: Tùy thuộc vào mục đích, người yêu cầu cung cấp thông tin mà có thể xin toàn bộ hoặc xin từng mục.
Tại ô dữ liệu thửa đất, dữ liệu người sử dụng đã bao gồm thông tin cụ thể như sau :
+ Dữ liệu thửa đất bao gồm: Số hiệu thửa đất, số tờ bản đồ địa chính, diện tích, địa chỉ.
+ Dữ liệu người sử dụng đất bao gồm: Họ tên vợ chồng, năm sinh, chứng minh nhân dân, địa chỉ.
– Mục đích sử dụng dữ liệu
Người yêu cầu cung cấp thông tin ghi rõ mục đích sử dụng dữ liệu về thửa đất như: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất, xây nhà,…
Lưu ý: Bên cạnh việc khai thác thông tin đất đai thông qua đơn yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai, người dân còn có thể khai thác dữ liệu trên mạng internet, cổng thông tin đất đai, dịch vụ tin nhắn SMS.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Đơn đề nghị cung cấp thông tin thửa đất” Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Mức bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai,tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, tra cứu quy hoạch đất, chia nhà đất sau ly hôn…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Tra cứu thông tin đất đai và giá áp dụng để tính lệ phí trước bạ
- Trình tự thủ tục về xin thông tin tra cứu quy hoạch đất đai?
- Hồ sơ tách thửa đất gồm những gì?
Câu hỏi thường gặp
Điều 13 Thông tư 34 chỉ ra 04 trường hợp không được cung cấp dữ liệu đất đai gồm:
– Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định.
– Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.
– Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.
– Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Người dân khi xin thông tin đất đai cần chú ý một số thông tin sau thì không phải trả phí:
– Danh mục dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu đất đai;
– Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
– Khung giá đất, bảng giá đất đã công bố;
– Thông tin về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai;
– Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.
Hồ sơ cung cấp thông tin tra cứu quy hoạch gồm các văn bản sau:
– Đơn đề nghị cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất;
– Văn bản giải trình nội dung;
– Sơ đồ vị trí và ban chính hoặc bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật bản đồ đo đạc tỉ lệ 1/500 hoặc tỉ lệ 1/200 do cơ quan có tư cách pháp nhân thực hiện, thời gian chưa quá 3 năm;
– Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất;
– Các loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.