Quy định diện tích đất ở nông thôn mới năm 2023

21/04/2023 | 13:55 45 lượt xem Trà Ly

Tại các vùng nông thôn, diện tích đất ở còn tương đối ít so với đất vườn, đất nông nghiệp. Chính vì vậy, nhiều người có thắc về diện tích đất ở nông thông được quy định như thế nào? Pháp luật hiện hành có quy định về diện tích đất ở nông thôn cũng như căn cứ nào để xác định đất ở tại nông thôn. Để đảm bảo quyền lợi của bản thân, người sử dụng đất cần nắm được quy định về diện tích đất ở nông thôn. Vậy, Quy định diện tích đất ở nông thôn như thế nào? Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về diện tích đất ở nông thôn hiện nay, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Căn cứ pháp lý

Đất ở nông thôn là gì?

Hiểu đơn giản đất ở là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống và đã được công nhận là đất ở. Đất ở hiện nay bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị. 

Vậy, có thể hiểu đất ở tại nông thôn là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống tại khu vực nông thôn.

Tại Điều 143 Luật Đất đai 2013 quy định về đất ở tại nông thôn như sau: Là đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn bao gồm:

– Đất để xây dựng nhà ở

– Đất để xây dựng các công trình phục vụ đời sống

– Vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn

Loại đất này phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, UBND cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.

Căn cứ nào để xác định đất ở tại nông thôn?

Theo Điều 11 Luật Đất đai 2013 quy định về căn cứ để xác định đất ở tại nông thôn bao gồm:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp trước ngày 10/12/2009; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này;;

– Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận.

Ngoài ra, tại Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP cũng có quy định về việc xác định các loại đất đối với các trường hợp sử dụng đất không có giấy tờ như sau:

– Trường hợp đang sử dụng đất không có giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật đất đai thì loại đất được xác định như sau:

+ Trường hợp đang sử dụng đất ổn định mà không phải do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì loại đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng;

+ Trường hợp đang sử dụng, đất do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì căn cứ vào nguồn gốc, quá trình quản lý, sử dụng đất để xác định loại đất.

– Trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì việc xác định loại đất được căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và dự án đầu tư.

– Đối với thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau (không phải là đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất) thì việc xác định loại đất thực hiện như sau:

+ Trường hợp xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì tách thửa đất theo từng mục đích và xác định mục đích cho từng thửa đất đó;

+ Trường hợp không xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì mục đích sử dụng đất chính được xác định theo loại đất có mức giá cao nhất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành.

Trường hợp nhà chung cư có mục đích hỗn hợp, trong đó có một phần diện tích sàn nhà chung cư được sử dụng làm văn phòng, cơ sở thương mại, dịch vụ thì mục đích sử dụng chính của phần diện tích đất xây dựng nhà chung cư được xác định là đất ở.

Quy định diện tích đất ở nông thôn mới năm 2023

Quy định diện tích đất ở nông thôn hiện nay như thế nào?

Theo quy định về đất ở nông thôn tại Điều 143 Luật Đất đai 2013 như sau:

“Điều 143. Đất ở tại nông thôn

1. Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.

3. Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.

4. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.”

Theo đó, đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đất ở tại nông thôn có thời hạn sử dụng bao lâu?

Theo Điều 125 Luật Đất đai năm 2013 quy định đất ở tại nông thôn là một trong những loại đất được nhà nước xác định là đất sử dụng ổn định lâu dài, cụ thể như sau:

Điều 125. Đất sử dụng ổn định lâu dài

Người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trong các trường hợp sau đây:

1. Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;

2. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này;

3. Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;

4. Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê;

5. Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật này;

6. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

7. Đất cơ sở tôn giáo quy định tại Điều 159 của Luật này;

8. Đất tín ngưỡng;

9. Đất giao thông, thủy lợi, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác không có mục đích kinh doanh;

10. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

11. Đất tổ chức kinh tế sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 127 và khoản 2 Điều 128 của Luật này.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định diện tích đất ở nông thôn mới năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn đặt cọc đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Hạn mức giao đất ở tại nông thôn cho cá nhân được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 143 Luật Đất đai 2013 về đất ở tại nông thôn như sau:
“Điều 143. Đất ở tại nông thôn

2. Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.”
Theo đó, UBND cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điều kiện được tách thửa đất ở nông thôn?

Tùy từng địa phương khác nhau sẽ có điều kiện tách thửa đất khác nhau, nhưng ở hầu hết tại các địa phương thì điều kiện tách thửa đất bao gồm các điều kiện cơ bản như sau:
– Đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); Để có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất ở nông thôn cần có các loại giấy tờ theo quy định và đảm bảo  sử dụng đất ổn định lâu dài, không có tranh chấp sử dụng đất.
– Đất khi tách thửa phải đảm bảo quyền sử dụng đất liền kề.
– Khi tách thửa để đảm bảo diện tích tối thiểu còn lại theo đúng quy định. Quy định về diện tích tối thiểu có sự khác nhau ở các địa phương khác nhau. Theo quy định Điều 143 Luật Đất đai 2013 thì diện tích đất ở tối thiểu tại nông thôn được tách thửa do UBND cấp tỉnh quyết định sự trên quy hoạch, kế hoạch và tình hình địa phương.