Tra cứu thông tin đất đai và giá áp dụng để tính lệ phí trước bạ

21/06/2022 | 17:49 8 lượt xem Trà Ly

Khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở thì người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở cần phải tra cứu thông tin đất đai và giá đất để tính lệ phí trước bạ. Vậy, Tra cứu thông tin đất đai và giá áp dụng để tính lệ phí trước bạ như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết cách tra cứu nhé.

Căn cứ pháp lý

Tra cứu thông tin đất đai để làm gì?

Theo Điều 3 Luật đất đai 2013 đã đưa ra định nghĩa về hệ thống thông tin đất đai cụ thể như sau: “Hệ thống thông tin đất đai là hệ thống tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm, dữ liệu và quy trình, thủ tục được xây dựng để thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý, phân tích, tổng hợp và truy xuất thông tin đất đai.”

Tra cứu thông tin đất đai là việc tìm tòi qua tài liệu, sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội… để có được những tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm, dữ liệu và quy trình, thủ tục được xây dựng để thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý, phân tích, tổng hợp và truy xuất thông tin đất đai.

Việc tra cứu thông tin đất đai để xác thực các thông tin bên người bán cung cấp có đúng sự thật pháp lý hay không, có đang tranh chấp hay đất có hợp pháp không, có đang trong diện giải phóng mặt bằng, thu hồi hay không. Ở từng khu vực đều được quy hoạch để thực hiện nhiều mục đích, nhiệm vụ khác nhau: khu công nghiệp, đất ở, đất quy hoạch… Qua đó cá nhân, tổ chức sẽ có quyết định cho mảnh đất tùy theo hiện trạng thực tế, mong muốn của bản thân, tránh tình trạng bị lừa trong các giao dịch đất đai. Hiện nay rất nhiều người bị lừa vì không nắm bắt thông tin kịp thời khiến cho kinh tế gia đình suy sụp.

Các cách tra cứu thông tin đất đai

Cách tra cứu thông tin đất trực tiếp

Cách tra cứu số thửa đất đai trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cách thức chính xác nhất, được nhiều người áp dụng. Độ tin tưởng khi tra cứu trực tiếp sẽ đảm bảo đúng 100%.

Tuy nhiên, nhược điểm của cách thức này sẽ mất nhiều thời gian. Vì cần có sự hợp tác của người bán cũng như phải thực hiện các thủ tục hành chính. Trường hợp chủ thửa đất không muốn công khai thông tin, không hợp tác bạn sẽ khó lòng mà tra cứu được và đặc biệt thủ tục cung cấp thông tin sẽ mất phí.

Bước 1: Điền phiếu yêu cầu/văn bản yêu cầu cung cấp thông tin đất đai

Bước 2: Nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu đến Văn phòng đăng ký đất đai thuộc sở Tài Nguyên và Môi trường hoặc UBND cấp xã.

Bước 3: Tiếp nhận yêu cầu: khi nhận được yêu cầu từ cá nhân tổ chức, cơ quan công chức sẽ tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính cho người yêu cầu. Trường hợp từ chối cung cấp thông tin sẽ phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Bước 4: Trả kết quả: Nếu phiếu, văn bản yêu cầu được tiếp nhận trước 15 giờ thì thông tin sẽ được cung cấp ngay trong ngày. Trong trường hợp nhận sau 15 giờ thì kết quả sẽ được cung cấp vào ngày làm việc tiếp theo.

– Chi phí phải trả để được cung cấp thông tin do cơ quan cung cấp quy định bao gồm:

+ Phí khai thác và sử dụng tài liệu;

+ Phí in ấn, sao chụp;

+ Chi phí gửi tài liệu (nếu có).

Tra cứu thông tin đất đai online

Hiện nay, thay vì phải tốn thời gian, công sức di chuyển và làm đủ loại thủ tục người dân có thể dễ dàng tra cứu dữ liệu đất đai trên Internet hoặc phần mềm tra cứu thông tin đất đai.

Hiện tại, một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Đồng Nai,… đã cung cấp website và app tra cứu thông tin số thửa đất, quyền sử dụng đất,… Với các tỉnh thành khác, hệ thống hiện chưa được phát triển.

Ví dụ như các bước tra cứu thông tin thửa đất tại Hồ Chí Minh:

Bước 1: Truy cập website: https://thongtinquyhoach.hochiminhcity.gov.vn/

Bước 2: Nhấp vào hình kính lúp tìm kiếm và lựa chọn loại điền thông tin phù hợp.

Bước 3: Điền đầy đủ thông tin và bấm vào tìm kiếm.

Tra cứu thông tin đất qua phần mềm tra cứu thông tin đất đai

Tra cứu thông tin đất qua phần mềm tra cứu thông tin đất đai nhanh chóng, tiện dụng không tốn công sức di chuyển, chờ đợi so với cách tra cứu trực tiếp.

Bước 1: Tải phần mềm “Quy hoạch sử dụng đất TP Hà Nội” về máy.

Bước 2: Khởi động ứng dụng vừa tải về và tra cứu bằng một trong 3 cách sau:

– Tra cứu bằng GPS: Bật dịch vụ định vị trên điện thoại. Khởi động ứng dụng > Chọn Bản đồ quy hoạch > Chọn biểu tượng định vị góc dưới màn hình để xem quy hoạch chi tiết tại vị trí bạn đang đứng.

– Tra cứu bằng tọa độ: Chọn vào biểu tượng tìm kiếm (kính lúp) ngay góc trái màn hình > Nhập vào dãy tọa độ như theo hướng dẫn.

– Tra cứu bằng số tờ, thửa: Chọn biểu tượng kính lúp > chọn nhập số tờ, thửa > Tìm kiếm.

Tra cứu thông tin đất đai và giá áp dụng để tính lệ phí trước bạ
Tra cứu thông tin đất đai và giá áp dụng để tính lệ phí trước bạ

Cách tra cứu giá đất trong bảng giá đất

 Giá đất theo từng vị trí thửa đất trong Bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ để tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai như lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ khi đăng ký sang tên

Bước 1: Tìm chính xác bảng giá đất đang áp dụng

Bảng giá đất được các Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ. Hiện nay các tỉnh, thành đã công bố công khai và áp dụng bảng giá đất giai đoạn năm 2020 – 2024.

Bước 2: Xác định địa chỉ thửa đất cần xem và mục đích sử dụng của thửa đất đó.

Bước 3: Xem giá đất của thửa đất cần tra cứu

Xem trực tiếp tại Quyết định ban hành bảng giá đất của các tỉnh, thành.

Để biết chính xác giá đất của thửa đất cần tra cứu phải nắm rõ, đầy đủ các thông tin sau:

– Địa chỉ thửa đất.

– Vị trí thửa đất (vị trí 1, vị trí 2, vị trí 3, vị trí 4): Các tỉnh, thành đều quy ước vị trí 1 là vị trí thuận lợi nhất và giáp mặt đường, phố,…

Để xác định thửa đất cần tra cứu thuộc vị trí nào phải nắm rõ nguyên tắc xác định vị trí đất nêu trong Quyết định ban hành bảng giá đất của các tỉnh, thành.

– Loại đất (mục đích sử dụng đất): Mỗi loại đất các tỉnh, thành sẽ ban hành một bảng giá đất tương ứng nên phải xác định đúng loại đất.

Ngoài các thông tin trên, trong một số trường hợp phải biết thêm thông tin khác như thửa đất thuộc khu vực đồng bằng, trung du hay miền núi, vị trí 2 bằng (=) bao nhiêu phần trăm (%) vị trí 1,…

Bước 4: Sau khi thực hiện chính xác các bước trên thì đối chiếu với Bảng giá đất để biết chính xác giá đất.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tra cứu thông tin đất đai và giá áp dụng để tính lệ phí trước bạ”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Người dân được biết mọi thông tin về đất đai?

Theo quy định người dân có quyền biết thông tin về đất đai (trừ danh mục tài liệu mật về đất đai thuộc danh mục tài liệu bí mật nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an) như: Danh mục dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu đất đai; Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; Khung giá đất, bảng giá đất đã công bố; Thông tin về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.

Cần biết dữ liệu về một thửa đất như thế nào để tránh rủi ro?

Theo phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT thì danh mục và nội dung dữ liệu cần cung cấp của thửa đất gồm các thông tin sau: Thửa đất: Số hiệu thửa đất, số tờ bản đồ địa chính, diện tích, địa chỉ; Người sử dụng đất: Họ tên vợ chồng, năm sinh, chứng minh nhân dân, địa chỉ; Quyền sử dụng đất; Tình trạng pháp lý; Lịch sử biến động (đã từng chuyển nhượng cho ai…); Giá đất,…

Các hình thức khai thác thông tin đất đai?

Theo Điều 9 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT tổ chức, cá nhân khai thác thông tin về đất đai qua những hình thức sau:
– Khai thác thông tin đất đai qua mạng internet, cổng thông tin đất đai, dịch vụ tin nhắn SMS (chủ yếu là tra cứu văn bản quy phạm pháp luật về đất đai như Luật Đất đai, Nghị định, thông tư…);
– Khai thác thông tin đất đai thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản tại cơ quan có thẩm quyền cung cấp dữ liệu đất đai (đây là hình thức chủ yếu khi muốn biết dữ liệu về một thửa đất cụ thể)