• Trang chủ
  • Tư vấn
    • Đất Đai
    • Nhà ở
  • Văn bản pháp luật
  • Dịch vụ Luật Sư
No Result
View All Result
No Result
View All Result

Thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai thế nào?

Thanh Thùy by Thanh Thùy
Tháng Chín 8, 2022
in Đất Đai
0
Thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai thế nào?

Thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai thế nào?

Share on FacebookShare on Twitter

Nội dung

  1. Thanh tra đất đai là gì?
  2. Thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai thế nào?
  3. Thanh tra chuyên ngành đất đai là gì?
  4. Giám sát của công dân đối với việc quản lý, sử dụng đất đai như thế nào?
  5. Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai thế nào?
  6. Thông tin liên hệ
  7. Câu hỏi thường gặp

Chào Luật sư, tôi có nghe nói đến hoạt đông quản lý đất đai hiện nay có nhiều điểm tiến bộ so với trước đây. Vậy công tác thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai hiện nay ra sao? Cơ quan nào được tiến hành thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai? Bao lâu mới thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai? Có thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai đột xuất được hay không? Thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X sẽ giải đáp thắc của bạn như sau:

Thanh tra đất đai là gì?

Theo từ điển tiếng Việt thì thanh tra được hiểu là hoạt động xem xét, đánh giá cũng như thực hiện các biện pháp kỷ luật của tổ chức, cá nhân thuộc tổ chức và quy trình thanh tra sẽ được thực hiện theo trình tự pháp luật nhất định.

Theo quy định khoản 3 Điều 3 Luật Thanh tra 2010, Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.

Thanh tra đất đai là thanh tra chuyên ngành đất đai. Thanh tra chuyên ngành đất đai là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý thuộc lĩnh vực đất đai (Khoản 1 Điều 201 Luật Đất đai 2013).

Cơ quan thanh tra đất đai là cơ quan thanh tra chuyên ngành về đất đai trực thuộc hệ thống cơ quan tài nguyên và môi trường (cơ quan quản lí nhà nước về đất đai) có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, của người sử dụng đất trong việc quản lí và sử dụng đất đai; phát hiện, ngăn chặn và xử lí theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí các vì phạm pháp luật về đất đai.

Thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai thế nào?
Thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai thế nào?

Thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 201 Luật đất đai 2013,  nội dung thanh tra chuyên ngành đất đai bao gồm:

–  Thứ nhất, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp;

– Thứ hai, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân khác có liên quan;

– Thứ ba, thanh tra việc chấp hành các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực đất đai.

Thanh tra chuyên ngành đất đai là gì?

1. Thanh tra chuyên ngành đất đai là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý thuộc lĩnh vực đất đai.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai trong cả nước.

Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai tại địa phương.

2. Nội dung thanh tra chuyên ngành đất đai bao gồm:

a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp;

b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân khác có liên quan;

c) Thanh tra việc chấp hành các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực đất đai.

3. Thanh tra chuyên ngành đất đai có các nhiệm vụ sau đây:

a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai;

b) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

4. Quyền và nghĩa vụ của trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra chuyên ngành đất đai, quy trình tiến hành thanh tra chuyên ngành đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Giám sát của công dân đối với việc quản lý, sử dụng đất đai như thế nào?

1. Công dân có quyền tự mình hoặc thông qua các tổ chức đại diện thực hiện quyền giám sát và phản ánh các sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.

2. Việc giám sát và phản ánh phải bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật; không được lợi dụng quyền giám sát để khiếu nại, tố cáo không đúng quy định của pháp luật, làm mất trật tự xã hội; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác các thông tin do mình phản ánh.

3. Nội dung giám sát của công dân trong quản lý và sử dụng đất đai:

a) Việc lập, điều chỉnh, công bố, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

b) Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

c) Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

d) Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

đ) Việc thu, miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế liên quan đến đất đai; định giá đất;

e) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

4. Hình thức giám sát của công dân trong quản lý và sử dụng đất đai:

a) Trực tiếp thực hiện quyền giám sát thông qua việc phản ánh, gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết;

b) Gửi đơn kiến nghị đến các tổ chức đại diện được pháp luật công nhận để các tổ chức này thực hiện việc giám sát.

5. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận được ý kiến của công dân và tổ chức đại diện cho người dân:

a) Kiểm tra, xử lý, trả lời bằng văn bản theo thẩm quyền;

b) Chuyển đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết trong trường hợp không thuộc thẩm quyền;

c) Thông báo kết quả cho tổ chức, cá nhân đã phản ánh.

Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai thế nào?

1. Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai được sử dụng để đánh giá việc thi hành pháp luật về đất đai, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, sự tác động của chính sách, pháp luật về đất đai đến kinh tế – xã hội và môi trường trên phạm vi cả nước và các địa phương.

2. Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai được xây dựng dựa trên hệ thống thông tin đất đai và việc thu thập các thông tin khác từ quá trình thi hành pháp luật về đất đai trên phạm vi cả nước bao gồm:

a) Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thống kê, kiểm kê đất đai; giá đất và thuế đất; giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất; việc chấp hành pháp luật về đất đai; kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về đất đai của các cơ quan hành chính;

b) Thông tin về giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về đất đai;

c) Thông tin từ quá trình giám sát việc thực thi pháp luật về đất đai của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; các tổ chức khác có liên quan và người dân;

d) Những thông tin cần thiết phải thu nhận bằng các giải pháp công nghệ gồm chụp ảnh mặt đất từ vệ tinh, máy bay và các phương tiện bay khác; điều tra thực địa và các phương tiện kỹ thuật khác;

đ) Những thông tin cần thiết từ dữ liệu điều tra xã hội học về quản lý và sử dụng đất đai được thực hiện từ các hoạt động nghiên cứu, điều tra, khảo sát khác nhau và thực hiện điều tra xã hội học bổ sung khi cần thiết.

3. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm quản lý hệ thống theo dõi và đánh giá; tổ chức thực hiện đánh giá việc thực thi pháp luật, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, tác động của chính sách, pháp luật về đất đai đến kinh tế – xã hội và môi trường trên phạm vi cả nước và các địa phương; kết quả đánh giá được gửi định kỳ đến Chính phủ, Quốc hội.

Thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai thế nào?
Thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai thế nào?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Mức bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, tranh chấp thừa kế đất; Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ,Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai; hợp đồng mua bán nhà đất công chứng; Tra cứu chỉ giới xây dựng; mẫu hợp đồng mua bán nhà đất ngắn gọn…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

  • Các loại phí khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Người nước ngoài được mua bao nhiêu căn hộ chung cư tại Việt Nam?
  • Căn hộ chung cư đang trả góp liệu có được bán hay không?
  • Quy định xuất hóa đơn chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Câu hỏi thường gặp

Chủ thể tiến hành thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai có quyền gì?

Chủ thể tiến hành thanh tra có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, người sử dụng đất, chủ thể khác có liên quan cung cấp tài liệu, giải trình những vấn đề cần thiết phục vụ cho hoạt động thanh tra, ra các quyết định liên quan đến quá trình thanh tra, đề nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những vấn đề liên quan đến hoạt động thanh tra.

Thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai?

 Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đất đai đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000 đồng; tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

Ý nghĩa của công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai ra sao?

Thứ nhất, phát hiện và kiến nghị với cơ quan quản lý đất đai sửa chữa những thiếu sót trong quá trình quản lí nhằm hoàn thiện cơ chế quản lí, hoàn chỉnh các chế độ, thể lệ về quản lý và sử dụng đất đai. 
Thứ hai, qua thanh tra nhằm tham gia vào hoạt động kiểm tra việc thực hiện chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước đối với đất đai; việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 
Thứ ba, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật đất đai.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai thế nào?Thanh tra đất đai là gì?Thanh tra việc quản lý sử dụng đất đai thế nào?

Related Posts

Luật kinh doanh bất động sản mới nhất
Đất Đai

Luật kinh doanh bất động sản mới nhất

Luật kinh doanh bất động sản mới nhất

by Lò Chum
Tháng Một 26, 2023
Người nước ngoài được nhận thừa kế quyền sử dụng đất từ cá nhân trong nước
Đất Đai

Người nước ngoài được nhận thừa kế quyền sử dụng đất từ cá nhân trong nước

Xin chào Luật sư, tôi có đứa con định cư bên Canada đã được 14 năm. Tuổi đã lớn...

by SEO Tài
Tháng Một 19, 2023
Mẫu quyết định cưỡng chế thu hồi đất
Đất Đai

Mẫu quyết định cưỡng chế thu hồi đất năm 2023

Hiện nay, nước ta đã và đang đẩy mạnh các chủ trương quy hoạch đường xá nhằm hiện đại...

by Hương Giang
Tháng Một 16, 2023
Xử lý đất vượt hạn điền
Đất Đai

Xử lý đất vượt hạn điền như thế nào?

Hạn điền là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong thời gian trước đây dùng để chỉ hạn...

by Hương Giang
Tháng Một 16, 2023
Next Post
Đất thương mại, dịch vụ có được xây nhà không?

Đất thương mại, dịch vụ có được xây nhà không?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

img

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của thân chủ là mong muốn của Luật sư X.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

VP TP. HỒ CHÍ MINH:
45/32 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh

VP Đà NẴNG:
17 Mẹ Thứ, Hoà Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

HOTLINE: 0833 102 102

© 2022 Tư vấn Luật Đất Đai - Một sản phẩm của Luật Sư X LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tư vấn
    • Đất Đai
    • Nhà ở
  • Văn bản pháp luật
  • Dịch vụ Luật Sư

© 2022 Tư vấn Luật Đất Đai - Một sản phẩm của Luật Sư X LSX.