Tranh chấp đất đai là gì? Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến?

27/06/2022 | 09:45 12 lượt xem Thanh Loan

Trong cuộc sống, chúng ta khó lòng có thể tránh khỏi những xung đột có thể xảy ra. Việc tranh chấp này xảy ra đôi khi chỉ vì một lý do đơn giản nào đó. Hiện nay, việc tranh chấp đất đai có thể được xem là loại tranh chấp vô cùng phổ biến. Vậy tranh chấp đất đai là gì? Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay bao gồm loại nào? Mời bạn đọc quan tâm theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết têm các quy định về tranh chấp đất đai.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai 2013

Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai

Tranh chấp đất đai là gì? Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến?

Tranh chấp đất đai là gì?

Theo Khoản 3 Điều số 3 của Luật Đất đai năm 2013 quy định:

“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp phổ biến, phức tạp nhất hiện nay. Tuỳ vào mỗi dạng tranh chấp mà có cách giải quyết, xử lý khác nhau. Do đó, để giải quyết tranh chấp đất đai cần phải xác định được các dạng tranh chấp đất đai phổ biến.

Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến?

Chủ yếu có 3 dạng tranh về chấp đất đai như sau:

Dạng 1: Tranh chấp về quyền sử dụng đất

Đây là dạng tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó. Dạng tranh chấp này thường gặp các loại tranh chấp như sau:

–   Tranh chấp giữa những người sử dụng chung ranh giới giữa các vùng đất, có thể là tranh chấp ngõ đi hay ranh giới đất liền kề.

–     Tranh chấp quyền sử dụng đất liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính.

–     Tranh chấp đòi lại đất hoặc tài sản gắn liền với đất.

Tranh chấp đất đai là gì? Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến?
Tranh chấp đất đai là gì? Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến?

Dạng 2: Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Dạng tranh chấp này xảy ra khi các chủ thể thực hiện những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất như:

–       Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng.

–   Cho thuê hoặc sử dụng đất tranh chấp liên quan đến việc giải phóng mặt bằng, tái định cư,…

Dạng 3: Tranh chấp về mục đích sử dụng đất

So với hai dạng tranh chấp trên thì dạng này ít gặp hơn. Dạng tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì? Tranh chấp này thường xảy ra khi chủ thể sử dụng đất sai mục đích khi được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất.

Cách xử lý các dạng tranh chấp đất đai phổ biến

Sau khi đã tìm hiểu các dạng tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay, hãy cùng chúng tôi tìm hướng giải quyết cho vấn đề này nhé.

Khi xảy ra tranh chấp đất đai thì có nhiều cách giải quyết như thỏa thuận, hòa giải và khởi kiện. Dưới đây là 3 cách hòa giải tranh chấp đất đai phổ biến mà bạn nên biết. Tham khảo ngay!

Cách 1: Hòa giải tranh chấp đất đai

●       Tự hòa giải:

Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định: “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”.

Đây là cách thức giải quyết tranh chấp đất đai được Nhà nước khuyến khích. Tuy nhiên, kết quả của cách hòa giải này còn phải phụ thuộc vào sự thiện chí của các bên.

●       Hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường:

Theo khoản 2 Điều 2 Luật Đất đai ban hành năm 2013 quy định: “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”.

Như vậy, nếu không thể tự hòa giải thì hai bên cần gửi đơn lên Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Nếu vẫn không thể hòa giải được thì khởi kiện hoặc gửi đơn đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp huyện, tỉnh giải quyết.

Lưu ý:

Các dạng tranh chấp trong xác định ai là người có quyền sử dụng đất thì bắt buộc phải hòa giải.

Với các dạng tranh chấp liên quan về thừa kế quyền sử dụng đất;  chia tài sản chung của vợ  chồng,… thì không bắt buộc hòa giải (không phải tranh chấp đất đai).

Cách 2: Đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp huyện, tỉnh giải quyết

Theo khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất (quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013) thì đương sự giải quyết theo một trong hai hình thức sau:

–    Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền.

–   Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

Cách 3: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân

Theo khoản 1, 2 Điều 203 Luật Đất đai ban hành năm 2013, những tranh chấp đất đai được khởi kiện tại Tòa án nhân dân gồm:

  • Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong những giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.
  • Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.
  • Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong những giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.

Khi xảy ra tranh chấp đất đai, các bên nên thỏa thuận hoặc hòa giải để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Trường hợp không hòa giải được và chọn phương án khởi kiện tại Tòa án nhân dân thì các bên đương sự phải xem xét kỹ nội dung khởi kiện để đảm bảo có khả năng thắng kiện hay không. Trong trường hợp không am hiểu pháp luật thì bạn hãy thuê luật sư để được tư vấn và tăng khả năng thắng kiện.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tranh chấp đất đai là gì?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về ai?

Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai.
Theo Điều 203 Luật đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau:
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
– Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào?

Đầu tiên, theo khoản 2, Điều 202, Luật Đất đai 2013 khi mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải, hòa giải tại cấp xã là thủ tục bắt buộc. Sau khi hòa giải tranh chấp đất đai ở Uỷ ban nhân dân cấp xã thì sẽ xảy ra 01 trong 02 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Hòa giải thành (kết thúc tranh chấp đất đai):
Nếu có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì uỷ ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân.
Trường hợp 2: Hòa giải không thành:
Hòa giải không thành nếu muốn giải quyết việc tranh chấp thì theo 02 hướng sau:
Theo khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định:
Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn 01 trong 02 hình thức giải quyết sau:
Cách 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh (tùy thuộc vào chủ thể tranh chấp)
Cách 2. Khởi kiện tại Tòa án nhân dân (theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự).

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào?

Trình tự cơ bản của thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất có các bước như sau:
Tự hòa giải;
Hòa giải tại cơ sở (nếu có);
Giải quyết tranh chấp đất đai theo hình thức tố tụng dân sự tại Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc tòa án (nếu hòa giải không thành).