Lừa đảo bán đất tranh chấp giải quyết như thế nào?

28/11/2023 | 15:55 273 lượt xem SEO Tài

Đất đai là một trong những tài sản có giá trị lớn và cũng là loại tài sản được nhiều người lựa chọn để đầu tư tích luỹ. Những mảnh đất ở vị trí trọng điểm, có diện tích lớn hay giá thành rẻ luôn được nhiều người quan tâm và săn đón. Nắm bắt được tâm lý này có nhiều đối tượng đã lợi dụng sự cả tin, không cẩn thận của người mua đất mà bán cho những người mua những mảnh đất đang tranh chấp bằng những biện pháp lừa đảo khác nhau. Vậy trong tình huống này bạn cần phải làm gì? Mời bạn tham khảo bài viết “Lừa đảo bán đất tranh chấp giải quyết như thế nào? ” dưới đây của chúng tôi để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp đất đai chắc là cụm từ được nhiều người nghe thấy nhưng ít ai biết tranh chấp đất đai thực sự là gì và cần được xử lý như thế nào? Hiện nay tranh chấp đất đai là việc hai người đang tranh chấp quyền và nghĩa vụ của một bất động sản. Giai đoạn tranh chấp là giai đoạn chưa phân rõ bên nào sai bên nào đúng để thực hiện việc phân quyền đối với bất động sản này chính vì vậy trong thời điểm bày đất đai sẽ không được chuyển nhượng mua bán.

Căn cứ khoản 3 Điều 3 Luật Đất đai 2013 và khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, tranh chấp đất đai là tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất như tranh chấp ranh giới do hành vi lấn, chiếm,… Những tranh chấp về chuyển nhượng, tặng cho, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất không phải là tranh chấp đất đai.

Ý nghĩa của việc xác định tranh chấp nào là tranh chấp đất đai: Tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi có đất nếu muốn khởi kiện. Nói cách khác, tranh chấp đất đai không được khởi kiện luôn tại Tòa án mà phải hòa giải tại UBND cấp xã, nếu không sẽ bị trả lại đơn khởi kiện.

Tội lừa đảo mua bán nhà đất được quy định như thế nào?

Mua bán nhà đất hiện có xu hướng ngày càng cao. Khi nhu cầu cao thì những hành vi trục lợi cũng được xảy ra nhiều hơn. Các nhóm tội lừa đảo mau bán nhà đất có rất nhiều dạng khác nhau như lừa đảo mua bán nhà đất không có thật, lừa đảo đặt cọc, lừa đảo mua bán đất tranh chấp. Việc lừa đảo mua bán đất tranh chấp là vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đất đai và được coi là hành vi dùng thủ đoạn sảo quyệt lừa đảo đất đai.

Tội lừa đảo mua bán nhà đất sẽ bị cấu thành tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015. Bên cạnh đó, việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản với giá trị từ 50.000.000 trở lên như trường hợp trên, chế tài để xử phạt thuộc Khoản 2 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị xử phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

–  Có tổ chức

–  Có tính chuyên nghiệp

–  Chiếm đoạt tài sản có  giá trị từ 50.000.000 đến dưới 200.000.000

–  Tái phạm  nguy hiểm

–  Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.

–  Dùng thủ đoạn xảo quyệt

Lừa đảo bán đất tranh chấp giải quyết như thế nào
Lừa đảo bán đất tranh chấp giải quyết như thế nào

Lừa đảo bán đất tranh chấp giải quyết như thế nào?

Khi bạn bị lừa đảo mua bán những mảnh đất đang tranh chấp thì việc đầu tiên bạn cần làm đó là ngồi xuuống nói chuyện với người bán về vấn đề này để hiểu thêm về việc tranh chấp mảnh đất. Nếu có dấu hiệu lừa đảo, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu người bán hoàn trả lại tiền và không thực hiện việc mua bán này nữa. Bạn cũng có thể kiện ra toà đối với trường hợp lừa đảo như thế này vì pháp luật cũng có những quy định về việc kiện trong những trường hợp này.

Trước khi làm đơn khởi kiện/đơn tố giác, chị cần chuẩn bị các bước sau:

–  Thu thập thông tin của đối tượng lừa đảo và bằng chứng lừa đảo

Thu thập các thông tin cá nhân của đối tượng: nơi cư trú (bao gồm nơi thường trú và tạm trú), gia đình,… thông tin cá nhân càng rõ sẽ giúp quá trình điều tra càng nhanh chóng.

Thu thập chứng cứ: Lưu giữ tất cả những hợp đồng, giấy tờ, đoạn hội thoại,…. liên quan đến việc mua bán nhà.

–  Xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Theo Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự, cá nhân chị có thể gửi đơn tố giác về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của ông A đến cơ có thẩm quyền để đề nghị khởi tố vụ án hình sự.

Trong trường hợp chị viết đơn tố cáo: cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố cáo, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (được quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015) bao gồm:

+ Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi.

+ Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

Trong trường hợp chị viết đơn khởi kiện: cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn khởi kiện (được quy định tại Điều 35 và Điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015):

+ Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú.

Như vậy, chị có thể nộp đơn tố giác ông A đến cơ quan công an điều tra quận/huyện, Viện kiểm sát quận/huyện nơi ông A cư trú hoặc chị có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi ông A cư trú.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Lừa đảo bán đất tranh chấp giải quyết như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luất đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan như là soạn thảo hợp đồng ủy quyền làm sổ đỏ, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Thủ đoạn của chiêu lừa đảo mua bán đất không có thật là gì?

Đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người mua đất, theo đó, đối tượng đã nhận tiền từ nạn nhân (tiền mua đất) và hứa đến ngày hẹn sẽ gặp ở văn phòng công chứng để ký chuyển nhượng thửa đất. 
Tuy nhiên đến thời hạn nhưng đối tượng vẫn chưa hoàn thiện thủ tục chuyển nhượng đất cho người mua đất. 
Sau đó, nạn nhân đã nhiều lần tìm gặp để giải quyết nhưng đối tượng trốn tránh, không gặp. Sau tự tìm hiểu thì được biết không có thửa đất nào như đối tượng đã giới thiệu.

Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác khi lừa đảo mua bán đất bị xử phạt hành chính như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
– Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
– Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
– Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
– Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Mức phạt cao nhất cho Hành vi này có thể đến 05 triệu đồng.
Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
– Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính.
Biện pháp khắc phục hậu quả đối với tội này là:
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;
– Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép;
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.