Có được xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp không 2023?

04/04/2023 | 15:53 54 lượt xem Trà Ly

Tại nhiều địa phương, việc chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp đang trở nên phổ biến. Nhiều nhà máy, nhà xưởng mọc lên dần thay thế đi những mảnh đất nông nghiệp. Tuy nhiên, có nhiều cá nhân, tổ chức lại tự ý xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Việc tự ý xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp đã bị xử phạt theo quy định pháp luật. Do đó, cần nắm được quy định về việc xây dựng nhà xưởng để tránh bị xử phạt. Vậy, Có được xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Có thể xây dựng những công trình nào trên đất nông nghiệp?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, như sau:

Điều 10. Phân loại đất

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

d) Đất rừng phòng hộ;

đ) Đất rừng đặc dụng;

e) Đất nuôi trồng thủy sản;

g) Đất làm muối;

h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

Theo đó, đất nông nghiệp khác được sử dụng để xây dựng các loại công trình như sau:

– Các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất.

– Nhà kính phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất.

– Chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép.

Như vậy, đối với đất nông nghiệp được phép xây dựng một số loại công trình trên đất, tuy nhiên các công trình này phải được dùng vào mục đích nông nghiệp như chuồng trại, nhà kho, nhà kính,…

Có được xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp không 2023?

Có được xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp không?

Nhà xưởng được biết đến là nhà có không gian có diện tích với sức chứa cũng như quy mô lớn hơn so với nhà ở, văn phòng, cửa hàng thông thường. Nhà xưởng là nơi tập trung nguồn nhân lực tương đối lớn, trong đó có chứa trang thiết bị máy móc hoặc nguyên vật liệu nhằm đáp ứng cho quy trình sản xuất, bảo quản hoặc vận chuyển các loại hàng hóa, sản phẩm sử dụng trong những ngành công nghiệp.

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:

Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất

1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, nghĩa vụ mà người sử dụng đất cần phải thực hiện là sử dụng đất đúng mục đích.

Như vậy, người dân không được xây nhà xưởng trên đất nông nghiệp.

Mức phạt tự ý xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp

Theo điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định khi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi người sử dụng đất xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp là hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất và sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

Hình thức xử lý và mức phạt như sau:

TTDiện tích chuyển trái phépMức phạt
Khu vực nông thônKhu vực đô thị
IChuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (trong đó có đất ở)
1Dưới 0,01 héc ta (100m2)Từ 03 – 05 triệu đồngMức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định đối với khu vực nông thôn
2Từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc taTừ 05 – 10 triệu đồng
3Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc taTừ 10 – 15 triệu đồng
4Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc taTừ 15 – 30 triệu đồng
5Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc taTừ 30 – 50 triệu đồng
6Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc taTừ 50 – 80 triệu đồng
7Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc taTừ 80 – 120 triệu đồng
8Từ 03 héc ta trở lênTừ 120 – 250 triệu đồng
IIChuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp (trong đó có đất ở)
1Dưới 0,02 héc ta (200m2)Từ 03  – 05 triệu đồngMức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định đối với khu vực nông thôn
2Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc taTừ 05  – 08 triệu đồng
3Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc taTừ 08  – 15 triệu đồng
4Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc taTừ 15  – 30 triệu đồng
5Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc taTừ 30  – 50 triệu đồng
6Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc taTừ 50  – 100 triệu đồng
7Từ 03 héc ta trở lênTừ 100  – 200 triệu đồng
Lưu ý:
– Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, tổ chức vi phạm sẽ phạt gấp đôi.
– Ngoài việc bị phạt tiền thì người thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (buộc tháo dỡ nhà ở), trừ trường hợp buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Làm thế nào để xây nhà xưởng trên đất nông nghiệp?

Nếu muốn xây nhà trên đất nông nghiệp thì việc trước tiên cần thực hiện xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở.

Điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

“d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.”

Như vậy, cá nhân, hộ gia đình chỉ được chuyển đất nông nghiệp sang đất ở nếu được UBND cấp huyện nơi có đất cho phép.

* Các bước thực hiện

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Cá nhân, hộ gia đình cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:

1. Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

2. Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).

Bước 2. Nộp hồ sơ

Cách 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa để chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

Cách 2: Nơi chưa tổ chức bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

Bước 3. Tiếp nhận hồ sơ

– Nếu hồ sơ đầy đủ thì bộ phận tiếp nhận sẽ ghi vào sổ tiếp nhận và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp.

– Nếu hồ sơ thiếu, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định.

Bước 4. Giải quyết yêu cầu

Giai đoạn này thì người sử dụng đất cần lưu ý nghĩa vụ quan trọng nhất là nộp tiền sử dụng đất theo thông báo của cơ quan thuế.

Bước 5. Trả kết quả

* Thời gian giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Có được xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp không 2023?” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Có thể xây dựng nhà tiền chế trên đất nông nghiệp không?

Nhà tiền chế là một thuật ngữ để chỉ những ngôi nhà được lắp ghép bằng tôn, thép gia công tại xưởng và lắp đặt thành nhà ở trong một khoảng thời gian ngắn. Khoảng thời gian để lắp ráp nhà tiền chế có thể dao động từ 1 tuần đến 3 tháng tùy vào mức độ phức tạp.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 và khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:
– Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
– Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, đất nông nghiệp là loại đất thực hiện các hoạt động nông nghiệp tương ứng và phải thực hiện đúng mục đích sử dụng đất theo quy hoạch. Như vậy, nhà tiền chế cũng không thể xây dựng trên đất nông nghiệp.

 Thẩm quyền ra quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp?

Căn cứ Điều 59 Luật Đất đai 2013 quy định về cơ quan có thẩm quyền ra quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp như sau:
“Điều 59. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;
b) Giao đất đối với cộng đồng dân cư.
…”
Như vậy, đối với đất nông nghiệp của cá nhân, hộ gia đình thì việc ra quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện.