Thế nào là không đưa đất vào sử dụng theo quy định năm 2023

09/02/2023 | 14:18 17 lượt xem Trà Ly

Tại các địa phương, có rất nhiều khu đất mà nhà nước giao, cho thuê đất cho các dự án đầu tư, nhưng sau nhiều năm vẫn chưa có dấu hiệu đưa vào sử dụng. Việc không đưa đất vào sử dụng này sẽ gây lãng phí nguồn tài nguyên đất và tác động tiêu cực đến cơ cấu đất đai, dự án đầu tư, quy hoạch và hoạt động quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước. Do vậy, nếu chủ dự án đầu tư không đưa đất vào sử dụng sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất. Để tránh việc bị thu hồi đất, chủ đầu tư dự án cần phải đưa đất vào sử dụng theo đúng thời gian quy định. Vậy, Thế nào là không đưa đất vào sử dụng theo quy định hiện hành? Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là không đưa đất vào sử dụng?

Không đưa đất vào sử dụng tình trạng các dự án đã có quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng chủ dự án đầu tư không triển khai, thực hiện dự án theo đúng kế hoạch hoặc không đưa đất vào sử dụng liên tục trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhận bàn giao đất đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất diễn ra phổ biến ở một số địa phương của nước ta.

Theo quy định tại điểm i, khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013 quy định về các trường hợp Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai trong đó có kể đến trường hợp thu hồi đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa nếu không gia hạn.

Đối với trường hợp không đưa đất vào sử dụng, chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này. Hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.

Các trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ sử dụng đất

Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về các trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ sử dụng đất cụ thể như sau:

“Điều 15. Các trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ sử dụng đất của dự án đầu tư và thời điểm để tính gia hạn 24 tháng đối với trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất

1. Các trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ sử dụng đất của dự án đầu tư đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai, gồm:

a) Do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, thảm họa môi trường;

b) Do ảnh hưởng trực tiếp của hỏa hoạn, dịch bệnh;

c) Do ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh;

d) Các trường hợp bất khả kháng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.”

Thế nào là không đưa đất vào sử dụng theo quy định năm 2023
Thế nào là không đưa đất vào sử dụng theo quy định năm 2023

Thời điểm để tính gia hạn đối với trường hợp không đưa đất vào sử dụng như thế nào?

Tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 12 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) quy định về thời điểm để tính gia hạn đối với trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất cụ thể như sau:

“Điều 15. Các trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ sử dụng đất của dự án đầu tư và thời điểm để tính gia hạn 24 tháng đối với trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất

2. Thời điểm để tính gia hạn 24 tháng đối với trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm được quy định như sau:

a) Trường hợp dự án đầu tư không đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa thì cho phép chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng tính từ tháng thứ 13 kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa;

b) Trường hợp dự án đầu tư chậm tiến độ sử dụng đất 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa thì thời điểm để tính gia hạn sử dụng đất 24 tháng được tính từ tháng thứ 25 kể từ thời điểm phải kết thúc việc đầu tư xây dựng.
Trường hợp dự án được giao đất, cho thuê đất theo tiến độ thì việc gia hạn sử dụng đất 24 tháng được áp dụng đối với từng phần diện tích đất đó; thời điểm để tính gia hạn sử dụng đất 24 tháng được tính từ tháng thứ 25 kể từ thời điểm phải kết thúc việc đầu tư xây dựng trên phần diện tích đất đó.

c) Trường hợp đến thời điểm kiểm tra, thanh tra mới xác định hành vi không sử dụng đất đã quá 12 tháng liên tục hoặc đã chậm tiến độ sử dụng đất quá 24 tháng thì thời điểm để tính gia hạn sử dụng đất 24 tháng được tính từ ngày cơ quan có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất quyết định gia hạn. Quyết định gia hạn tiến độ sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền được ban hành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả kiểm tra hoặc kết luận thanh tra nếu người sử dụng đất có văn bản đề nghị;

d) Người sử dụng đất không sử dụng đất đã quá 12 tháng hoặc đã chậm tiến độ sử dụng đất quá 24 tháng có nhu cầu gia hạn tiến độ đưa đất vào sử dụng phải có văn bản đề nghị gửi Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất xem xét quyết, định gia hạn.
Trường hợp sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có văn bản xác định hành vi vi phạm mà người sử dụng đất không có văn bản đề nghị được gia hạn thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất quyết định thu hồi đất theo quy định;

đ) Bộ Tài chính quy định cụ thể việc xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp trong 24 tháng được gia hạn tiến độ sử dụng đất quy định tại điểm i khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai.”

Đất không sử dụng sau bao lâu sẽ bị thu hồi?

Theo quy định tại Điều 64 Luật đất đai 2013 thì khi đất không sử dụng rơi vào một trong các trường hợp sau sẽ bị Nhà nước thu hồi:

STTTrường hợp thu hồi đấtThời gian không sử dụng
1Đất trồng cây hàng nămKhông được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục
2Đất trồng cây lâu nămKhông được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục.
3Đất trồng rừngKhông được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục.
4Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư– Không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng;
– Trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này;
– Hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng (quy định này được hướng dẫn chi tiết Điều 15 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thế nào là không đưa đất vào sử dụng theo quy định năm 2023” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới hợp đồng uỷ quyền mua bán nhà đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Hậu quả có việc chậm đưa đất vào sử dụng?

Việc chậm đưa đất vào sử dụng đem đến những hậu quả nhất định:
– Nó ảnh hưởng đến tiến độ dự án, tiến độ đầu tư công trình được Nhà nước cấp phép.
– Gây ra tình trạng lãng phí nguồn đất. Nhà nước chỉ đưa đất vào sử dụng khi thấy đất đó đủ điều kiện. Vậy nên, việc chậm đưa đất vào sử dụng sẽ ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến giá trị sử dụng của nguồn đất. Chậm đưa đất vào sử dụng sẽ gây ra lãng phí nguồn đất trong một khoảng thời gian nhất định.
– Chậm đưa đất vào sử dụng ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Trong một số trường hợp, nó còn gây mất trật tự an toàn xã hội.
– Chậm đưa đất vào sử dụng sẽ đưa ra những tác động tiêu cực về cơ cấu đất đai, dự án đầu tư, quy hoạch và hoạt động quản lý Nhà nước của cơ quan Nhà nước.

Thu hồi đất do không đưa đất vào sử dụng có bị chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư?

Căn cứ Khoản 2 Điều 48 Luật Đầu tư 2020 thì cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động;
b) Nhà đầu tư không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
c) Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư;
d) Dự án đầu tư thuộc trường hợp bị thu hồi đất do không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;
đ) Nhà đầu tư không ký quỹ hoặc không có bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ theo quy định của pháp luật đối với dự án đầu tư thuộc diện bảo đảm thực hiện dự án đầu tư;
e) Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo theo quy định của pháp luật về dân sự;
g) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.

Như vậy, nếu bị thu hồi đất do chậm tiến độ sử dụng đất vào dự án đầu tư thì đồng thời cũng sẽ bị chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.