Thủ tục giải quyết tranh chấp đòi lại đất 2022

13/10/2022 | 14:15 26 lượt xem Hương Giang

Đất đai là một trong những vấn đề thường xuyên xảy ra tranh chấp trong xã hội. Khi xảy ra tranh chấp, người dân thường không nắm rõ các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đòi lại đất. Nhiều độc giả gửi câu hỏi đến cho Tư vấn luật đất đai thắc mắc về vấn đề Quy định về việc giải quyết tranh chấp đòi lại đất khi người khác đang sử dụng như thế nào? Thủ tục giải quyết tranh chấp đòi lại đất năm 2022 được thực hiện ra sao? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho mượn? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Các trường hợp tranh chấp đòi lại đất hiện nay

Tranh chấp đòi lại đất là một loại tranh chấp quyền sử dụng đất phổ biến, theo đó chủ sử đất ban đầu hoặc người thân của họ muốn lấy lại đất đã được dịch chuyển cho người khác sử dụng vì nhiều lý do khác nhau; hay một cá nhân chưa đủ điều kiện sử dụng đất đã nhờ người khác đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng hiện tại đã đủ điều kiện và muốn lấy lại phần đất đã nhờ đứng tên.

Tóm lại, một số trường hợp cụ thể về tranh chấp đòi lại  đất như sau:

+ Đòi lại đất cho thuê, cho mượn;

+ Đòi lại đất bị chiếm dụng;

+ Đòi lại đất do nhờ người thân trông coi

+ Đòi lại đất bị đưa vào sản xuất, hợp tác xã;

+ Đòi lại đất khi nhờ người khác đứng tên giùm mua đất;

Quy định về việc giải quyết tranh chấp đòi lại đất khi người khác đang sử dụng như thế nào?

Trường hợp chủ cũ không kê khai

Trường hợp chủ đất không tiến hành kê khai đóng thuế đất mà người khác sử dụng đã thực hiện nghĩa vụ này nhiều năm. Việc thực hiện nghĩa vụ kê khai đóng thuế không làm mất đi quyền sở hữu quyền sử dụng đất của chủ cũ. Việc người khác sử dụng đất có bỏ công sức trông coi, tôn tạo đất. Công việc này được xem là thực hiện một việc không có ủy quyền. Lúc này khi đòi lại đất thì chủ cũ sẽ phải hoàn lại tiền mà người khác đã đóng thuế thay cũng như trả các phí giữ đất tôn tạo đất theo Điều 576 Bộ luật dân sự 2015.

Điều 576. Nghĩa vụ thanh toán của người có công việc được thực hiện

1. Người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình.

2. Người có công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việc không có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền từ chối.

Trường hợp cả hai bên chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trường hợp này thì chủ đất cần các giấy tờ theo Điều 100 Luật đất đai để chứng minh quyền sở hữu của mình hoặc các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình

Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

  • a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  • c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
  • d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  • đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
  • e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
  • g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
Giải quyết tranh chấp đòi lại đất
Giải quyết tranh chấp đòi lại đất

Đối với trường hợp cả hai bên (chủ đất cũ và người đang sử dụng đất) đều được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đối với trường hợp này sẽ phát sinh các vấn đề cần phải giải quyết như sau:

  • Cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất có cấp sai không? (kiểm tra lại hồ sơ đăng ký cấp quyền sử dụng đất), trường hợp cơ quan nhà nước cấp sai Giấy chứng nhận nào thì tòa sẽ hủy giấy đó
  • Hồ sơ cấp các bên đều hợp lệ nhưng khác thời kỳ do những lý do bất khả kháng về lưu trữ thông tin của cơ quan nhà nước. Lúc này kiểm tra các tài liệu chứng minh quyền sở hữu của hai chủ đất để truy xuất nguồn gốc đất va và tìm ra chủ sở hữu thật sự của đất.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đòi lại đất năm 2022 được thực hiện ra sao?

Giai đoạn 1: Hòa giải tranh chấp tại địa phương

  • Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
  • Tranh chấp không hòa giải được thì các bên gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
  • Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, xác minh nguyên nhân phát sinh tranh chấp sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
  • Ủy ban nhân dân phải thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất.
  • Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải
  • Ủy ban nhân dân tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt.
  • Kết quả của hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, các bên có ý kiến khác với nội dung đã thống nhất, thì Chủ UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ.
  • Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu

Dựa theo Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và  khoản 57 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP.

Giai đoạn 2: Giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân

Chuẩn bị Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ gồm có:

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Bản sao giấy tờ nhân thân của các bên.
  • Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan
  • Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính quan đến diện tích đất tranh chấp

Nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì không quá 03 ngày, cơ quan tiếp nhận phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung. Sau khi nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công trách nhiệm cho cơ quan tham mưu giải quyết.

  • Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp.
  • Cơ quan tham mưu hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cùng cấp, ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

Thời hiệu giải quyết tranh không quá 30 ngày nhận được hồ sơ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân ban hành quyết định giải quyết tranh chấp. Ủy ban nhân dân gửi quyết định cho các bên tranh chấp, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Giai đoạn 3: Khởi kiện lên tòa án

Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chứng cứ để khởi kiện.

  • Đơn khởi kiện.
  • Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất.
  • Bản sao giấy tờ nhân thân của người khởi kiện, người bị kiện.
  • Giấy tờ chứng minh tranh chấp đất đai

Nộp hồ sơ khởi trực tiếp tại Tòa án hoặc nộp thông qua đường bưu điện. Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ Tòa án sẽ ra các quyết định theo khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án dân sự. Tòa án thông báo thụ lý vụ án, lúc này Tòa án mới bắt đầu quá trình giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ.

Tiến hành xác minh, thu thập tài liệu cần thiết cho quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, nếu Tòa án xét thấy tài liệu chứng cứ chưa đầy đủ thì sẽ ra thông báo thu thập tài liệu chứng cứ.

Lấy ý kiến lời khai của các bên tranh chấp và những người liên quan. Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Đảm bảo việc xử được công bằng, khách quan, nhanh chóng.

Mở phiên Tòa xét xử vụ án đòi lại đất cho ở nhờ.

Tòa án sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng sau khi tiến hành các hoạt động tố tụng

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về Giải quyết tranh chấp đòi lại đất”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; hợp đồng mua bán nhà đất… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ là bao lâu?

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ không được áp dụng cho tranh chấp về quyền sử dụng đất dựa theo khoản 3 Điều 155 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định. Do đó, bạn có thể khởi kiện đòi lại đất cho ở nhờ theo quy định của Luật đất đai vào mọi thời điểm mà không phải lo lắng về việc mất quyền yêu cầu khởi kiện

Hồ sơ đòi lại đất thông qua khởi kiện tại Tòa án khi người mượn đất không tự nguyện trả đất bao gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai bao gồm:
+ Đơn khởi kiện (theo mẫu);
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của người khởi kiện hoặc giấy xác minh nguồn gốc sử dụng đất + được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
+ Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện;
+ Tài liệu, chứng cứ kèm theo như hợp đồng cho mượn đất,…

Những cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho mượn?

Theo quy định, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho mượn là: Ủy ban nhân dân cấp xã và Tòa án nhân dân.