Quy định về tranh chấp đất đai trong gia đình

05/10/2022 | 10:40 56 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, hiện nay ba tôi đang bị bệnh nặng. Các anh em trong nhà liên tục tranh chấp giành đất với nhau. Tôi là con út ở chung với ba nên được ba để lại nhều nhà đất để trông nom. Các anh của tôi toàn dân mê cờ bạc, thích nhiều tiền chứ không muốn làm ăn hay kinh doanh gì. Hiện nay tôi có thể làm gì để dàn xếp mâu thuẫn gia đình? Tranh chấp đất đai trong gia đình thì làm thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Quy định về hộ gia đình sử dụng đất

  • Những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.
  • Đang sống cùng nhau tại thời điểm Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
  • Có chung quyền sử dụng đất tại thời điểm Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua các hình thức: cùng nhau tạo lập, cùng đóng góp, nhận tặng cho chung…
  • Cơ sở pháp lý: Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013.
Tranh chấp đất đai trong gia đình thì làm thế nào?
Tranh chấp đất đai trong gia đình thì làm thế nào?

Các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình

  • Thừa kế di sản là quyền sử dụng đất trong quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình.
  • Mâu thuẫn gia đình dẫn đến việc phân chia quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
  • Phân chia quyền sử dụng đất của hộ gia đình sau ly hôn giữa vợ và chồng.

Tranh chấp đất đai trong gia đình thì làm thế nào?

  • Các bên trong tranh chấp tự tiến hành hòa giải và thỏa thuận phân chia cho phù hợp để giải quyết tranh chấp.
  • Trường hợp không thể tự hòa giải thì các bên cần gửi đơn yêu cầu đến Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có đất để UBND cấp xã tiến hành hòa giải.
  • Trường hợp UBND cấp xã hòa giải không thành, các bên trong tranh chấp có thể gửi đơn yêu cầu UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết hoặc khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Cơ sở pháp lý: Khoản 1, Khoản 2 Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013.

Thủ tục pháp lý tranh chấp chia đất hộ gia đình như thế nào?

Theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trình tự thủ tục thực hiện tách thửa, phân chia đất bao gồm:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện nơi có đất nếu có nhu cầu.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, xem xét hồ sơ đủ hay thiếu để tiếp tục thủ tục.

  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung.
  • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ, trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ (trong đó ghi ngày hẹn trả kết quả).

Bước 3: Thụ lý giải quyết

Thời gian giải quyết:

Căn cứ khoản 40 điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định như sau:

  • Tách thửa, hợp thửa đất; thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý là không quá 15 ngày.
  • Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày

Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Bước 4: Trả kết quả

Người nộp hồ sơ tách thửa đất tới Phòng Tài nguyên và Môi trường lấy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới.

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì làm sao?

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
– Điều 204 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.
2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Trường hợp bạn nêu gia đình bạn có tranh chấp đất đai với nhà hàng xóm và gửi đơn đến UBND xã thì theo quy định nêu trên đây là thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai; thủ tục yêu cầu UBND cấp xã hòa giải tranh chấp đất đai là thủ tục đầu tiên và bắt buộc trước khi thực hiện thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc TAND cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Tranh chấp đất đai trong gia đình thì làm thế nào?
Xây nhà lấn sang đất người khác

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Tranh chấp đất đai trong gia đình thì làm thế nào?” Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Mức bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai,tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, tra cứu quy hoạch thửa đất, chia nhà đất sau ly hôn, chia nhà đất sau ly hôn…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã nơi có đất thế nào?

– Người có yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai nộp Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Bộ phận Một cửa cấp xã nơi có đất;
– Trong thời hạn 30 ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các công việc theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 57 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP và khoản 27 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP;
– Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải thành, gửi biên bản hòa giải thành đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ký quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận Trong thời hạn 15 ngày;

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có do Chủ tịch huyện giải quyết được không?

Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Điều 39 Quy định trình tự, thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai áp dụng cho đối tượng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người VN định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở gắn liền với QSDĐ ở tại VN áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ban hành kèm theo Quyết định số 09/2021/QĐ-UBND ngày 06/5/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình quy định:
– Người có yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện qua Bộ phận Một cửa cấp huyện. Trong thời hạn 02 ngày, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết;
– Trong thời hạn 40 ngày, cơ quan tham mưu thực hiện các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
– Trong thời hạn 03 ngày, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký quyết định giải quyết tranh chấp hoặc ký quyết định công nhận hòa giải thành, gửi đến các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan;
– Tổng thời gian giải quyết là không quá 45 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận được Đơn.

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai trong gia đình gồm những gì?

Người khởi kiện cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện, gồm:
1. Đơn khởi kiện theo mẫu (Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015);
2. Biên bản hòa giải không thành có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp;
3. Giấy tờ của người khởi kiện: CMND hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng và giấy tờ chứng minh nơi cư trú;
4. Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
– Hình thức nộp đơn: Người khởi kiện nộp đơn bằng một trong các hình thức sau:
+ Nộp trực tiếp tại Tòa án;
+ Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.