Quy định về hoàn trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng

05/10/2022 | 10:36 122 lượt xem Hương Giang

Khi giải phóng mặt bằng, Nhà nước phải bồi thường một khoản tiền cho người dân sở hữu mảnh đất đó. Vậy theo quy định, Giá hoàn trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng năm 2022 như thế nào? Trách nhiệm hoàn trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng năm 2022 như thế nào? Quy định về hoàn trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với đất hỗn hợp được quy định ra sao? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Giải phóng mặt bằng là gì?

Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới.

Khi nào nhà nước tiến hành giải phóng mặt bằng?

Để tiến hành giải phóng mặt bằng, Nhà nước cần tiến hành thu hồi đất. Có 02 trường hợp Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất để giải phóng mặt bằng gồm:

  • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh (Điều 61 Luật Đất đai 2013)
  • Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 62 Luật Đất đai 2013)

Để có thể tiến hành thu hồi đất trong 02 trường hợp trên cần dựa trên các căn cứ sau đây:

  • Dự án đầu tư thuộc trường hợp pháp luật có quy định (tại Điều 61 và 61 Luật Đất đai 2013);
  • Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án
Hoàn trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng
Hoàn trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng

Giá hoàn trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng năm 2022 như thế nào?

Tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 114 Luật đất đai quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể. Bảng giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất sẽ do UBND tỉnh quy định phù hợp với tình hình kinh tế xã hội ở từng địa phương và quy hoạch đã được phê duyệt. Cụ  thể:

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Trong quá trình thực hiện, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể.

– Giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây:

Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân. Tính tiền thuê đất đối với đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất, vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;

Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức mà phải nộp tiền sử dụng đất;

Tính tiền thuê đất đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất;

Tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà doanh nghiệp cổ phần sử dụng đất thuộc trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; tính tiền thuê đất đối với trường hợp doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm;

Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất….

Trách nhiệm hoàn trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng năm 2022

Điều 15 nghị định 45/2014/NĐ-CP, điều 11 thông tư 76/2014/NĐ-CP  

– Trường hợp Quỹ phát triển đất ứng vốn tạo quỹ đất sạch trước khi giao đất, người được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất thông qua hình thức đấu giá hoặc không đấu giá phải nộp tiền sử dụng đất và xử lý tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng như sau:

+ Trường hợp không được miễn, giảm tiền sử dụng đất (bao gồm trường hợp giao đất thông qua đấu giá) người được Nhà nước giao đất phải nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước. Việc hoàn trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng cho Quỹ phát triển đất do ngân sách nhà nước thực hiện.

+ Trường hợp được miễn tiền sử dụng đất hoặc được giao đất không thu tiền sử dụng đất, người được Nhà nước giao đất phải nộp toàn bộ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt vào ngân sách nhà nước và khoản tiền này được tính vào vốn đầu tư của dự án; đối với các công trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, công trình xây dựng khác của Nhà nước thì thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

+ Trường hợp được giảm tiền sử dụng đất, người được Nhà nước giao đất phải hoàn trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt vào ngân sách nhà nước và được trừ vào số tiền sử dụng đất phải nộp. Số tiền còn lại chưa được trừ (nếu có) được tính vào vốn đầu tư của dự án.

– Trường hợp giao đất không qua đấu giá và tự nguyện ứng trước tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng: được trừ số tiền đã ứng trước vào tiền sử dụng đất phải nộp theo phương án được duyệt; mức trừ không vượt quá số tiền sử dụng đất phải nộp. Đối với số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng còn lại chưa được trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp (nếu có) thì được tính vào vốn đầu tư của dự án.

Quy định về hoàn trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với đất hỗn hợp

Khoản 9 điều 2 nghị định 123/2017/NĐ-CP bổ sung thêm trường hợp xử lý tiền bồi thường giải phóng mặt bằng như sau:

“3. Trường hợp dự án đầu tư được Nhà nước giao đất không thông qua hình thức đấu giá có hình thức sử dụng đất hỗn hợp: Giao đất có thu tiền sử dụng đất, giao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất và nhà đầu tư tự nguyện ứng trước tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì việc khấu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng được tính theo từng loại diện tích và được phân bổ đều tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng của phần diện tích đất sử dụng vào mục đích công cộng vào các phần diện tích đất tương ứng.”

     Trường hợp này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 2 thông tư 332/2016/TT-BTC. Theo đó, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng của phần diện tích đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao đất không thu tiền sử dụng đất được phân bổ vào các phần diện tích đất tính thu tiền sử dụng đất, theo tỷ lệ diện tích của từng phần trong tổng diện tích phải thực hiện nộp tiền sử dụng đất để thực hiện khấu trừ; số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng còn lại (nếu có) được tính vào vốn đầu tư của dự án.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về Hoàn trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Chủ thể nào chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng?

Theo quy định, chủ thể chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng không chỉ có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà còn có tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng được quy định tại Điều 68 Luật Đất đai 2013 bao gồm tổ chức dịch vụ công về đất đai và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Hồ sơ đề nghị khấu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng gồm những giấy tờ gì?

Theo quy định, hồ sơ đề nghị khấu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng gồm: 
+ Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt: 01 bản sao; 
+ Chứng từ và bảng kê thanh toán tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng: 01 bản chính.

Trường hợp số tiền ứng trước về bồi thường, giải phóng mặt vượt quá tiền thuê đất thì xử lý như thế nào?

Theo quy định, Trường hợp số tiền ứng trước về bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt vượt quá tiền thuê đất phải nộp thì chỉ được trừ bằng tiền thuê đất phải nộp; số còn lại được tính vào vốn đầu tư của dự án.