Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột

03/10/2022 | 17:13 31 lượt xem Hoàng Yến

Dạ thưa Luật sư, tôi với anh trai tôi có hùng vốn mua mảnh đất ở vùng tỉnh. Nay mảnh đất có tiềm năng phát triển được giá cao, tôi thấy vậy nên đã thực hiện giao dịch mua bán với người khác và chưa được sự đồng ý của anh trai tôi. Tôi và anh trai tôi đã xảy ra tranh chấp trong vấn đề này. Trường hợp như vậy tôi và anh trai tôi cần phải giải quyết như thế nào? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi ạ.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Tư vấn luật Đất đai. Trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn quy định pháp luật về tranh chấp đất đai cũng như làm sáng tỏ vấn đề Tranh chấp đất đai giữa anh em ruột. Mời bạn đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013
  • Bộ luật Dân sự 2015

Tranh chấp đất đai là gì?

Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp phổ biến, phức tạp nhất hiện nay bởi tranh chấp này xâm phạm trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Các loại tranh chấp đất đai giữa anh em ruột

Thứ nhất là, anh em tranh giành đất đai do vấn đề thừa kế 

Trong trường hợp đất đai do ông bà, cha mẹ để lại mà không có di chúc, không được định đoạt cụ thể là của ai thì được xem là tài sản chung của các thành viên trong gia đình. Họ phải tự thỏa thuận, phân chia và tranh chấp đất đai giữa anh em ruột bắt đầu xảy ra khi không thỏa thuận được.

Ngoài việc áp dụng Luật Đất đai 2013 để giải quyết về việc chia đất thì còn áp dụng quy định của pháp luật về hàng thừa kế để phân chia đất đai đang bị tranh chấp.

  • Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi, con ruột, con nuôi của người đã mất.
  • Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người mất hoặc cháu ruột của người mất (mà người mất là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại).
  • Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người mất; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người mất.

Những thành viên nằm ở cùng hàng thừa kế được thừa hưởng phần di sản bằng nhau. Vì vậy, khi giải quyết tranh chấp đất đai do thừa kế, Tòa án sẽ dựa trên Bộ luật Dân sự 2015 cùng với Luật Đất đai 2013 để xét xử.

Thứ hai là, tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất

Dạng tranh chấp đất đai này là về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong quá trình thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất: mua bán, cầm cố, thế chấp, đổi đất, ủy quyền quản lý đất, tặng cho người khác,… Để giải quyết trường hợp tranh chấp đất đai này, cần áp dụng các quy định về hợp đồng của pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền xét xử.

Biện pháp giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột

Các thành viên trong nhà tự thỏa thuận và hòa giải với nhau

Đối với tranh chấp đất đai giữa anh em ruột thì biện pháp tốt nhất là hòa giải với nhau. Đây là biện pháp được khuyến khích thực hiện tại Luật Đất đai 2013. Hòa giải giúp mọi người thỏa thuận những yêu cầu dễ dàng hơn, hạn chế được các tình trạng mâu thuẫn, bất đồng, giữ được mối quan hệ anh em tốt đẹp.

Giải quyết tranh chấp tại UBND cấp xã 

Giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột thành công

Nếu không hòa giải được ở cách 1 thì các chủ thể cần gửi đơn kiện lên UBND cấp xã để giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột.

Việc hòa giải được lập biên bản phải có chữ ký của các bên liên quan, xác nhận hòa giải thành công hoặc không thành công. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp và lưu lại tại UBND cấp xã.

Giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột không thành công

Trường hợp hòa giải tại UBND cấp xã không thành công do chưa thực sự thấy ổn thỏa, hợp lý hoặc đã hòa giải thành công mà có ít nhất một trong các chủ thể thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì có thể đưa đơn lên Tòa án Nhân dân để giải quyết vấn đề anh em tranh chấp đất đai.

Giải quyết tại Tòa án Nhân dân

Nếu hòa giải tại UBND vẫn chưa thực sự thỏa đáng hoặc không thành công thì các thành viên, chủ thể có thể đưa đơn lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn để thụ án. Cá nhân có quyền tự khởi kiện hoặc thông qua các bên liên quan, người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai giữa anh em ruột lên Tòa án Nhân dân.

Giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột khi chỉ có thỏa thuận miệng

Dựa vào Luật Đất đai 2013, Nhà nước khuyến khích tranh chấp đất đai giữa anh em ruột nên được tự hòa giải thông qua hòa giải ở cơ sở. Nếu các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn lên UBND cấp xã.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột

Thứ nhất là trường hợp có Sổ đỏ, Sổ hồng hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013. Trong trường hợp này, Tòa án
Nhân dân là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột.

Thứ hai là không có Sổ đỏ, Sổ hồng hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013. Trong trường hợp này chỉ có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột tại UBND cấp xã có thẩm quyền.
  • Khởi kiện tại Tòa án Nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột

Tranh chấp đất đai thực tiễn diễn ra rất phức tạp. Do vậy, pháp luật quy định có khá nhiều cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Đối với giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột với nhau cần xác định rõ trường hợp tranh chấp đó là gì. Cụ thể như sau:

  • Hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã

Hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở là thủ tục bắt buộc đối với đa số trường hợp tranh chấp đất đai, như xác định ai có quyền đối với thửa đất, tranh chấp về lối đi chung,…

Thủ tục hòa giải được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.

  • Trường hợp hòa giải không thành

Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, nếu hòa giải không thành thì tùy từng trường hợp có giấy tờ hay không mà tiến hành giải quyết tranh chấp tại cơ quan khác nhau.

Đối với trường hợp có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định.

Đối với trường hợp không có Giấy chứng nhận hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì chọn một trong hai hình thức: nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

Nếu việc tranh chấp đất đai của anh em ruột liên quan đến thừa kế thì cần xác định rõ người để lại di sản có để lại di chúc hay không.

Nếu anh em ruột trong gia đình không tự thỏa thuận, phân chia di sản thừa kế được với nhau thì có thể làm đơn yêu cầu hoặc khởi kiện xuống trực tiếp Tòa án nhân dân nơi có đất đai.

Tranh chấp đất đai giữa anh em ruột
Tranh chấp đất đai giữa anh em ruột

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Tranh chấp đất đai giữa anh em ruột” Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Mức bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai,tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, tra cứu quy hoạch thửa đất, chia nhà đất sau ly hôn…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Sang tên sổ đỏ cho anh em ruột có phải đóng thuế không?

Theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bổ sung năm 2012 và 2014, sang nhượng bất động sản là một trong những trường hợp phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều  Khoản 1, 4 luật này, thu nhập từ thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa anh, chị, em ruột với nhau sẽ được miễn thuế.

Giấy tờ nào có thể chứng minh quan hệ anh chị em ruột?

Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân thuộc thành phần hồ sơ khi người dân thực hiện đăng ký thường trú trong một số trường hợp. Điều 6 Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, bao gồm:
Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng: Giấy chứng nhận kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; xác nhận của UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú;
Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: Giấy khai sinh; chứng nhận hoặc quyết định việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; xác nhận của UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú; Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng có chứa thông tin thể hiện quan hệ nhân thân cha hoặc mẹ với con; quyết định của Tòa án, trích lục hộ tịch hoặc văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định, cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận về quan hệ cha, mẹ với con.
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, bao gồm:
Giấy tờ, tài liệu để chứng minh mối quan hệ anh, chị, em ruột, cháu ruột: Giấy khai sinh, xác nhận của UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú;
Giấy tờ, tài liệu chứng minh mối quan hệ cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ: Quyết định cử người giám hộ; xác nhận của UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về mối quan hệ nhân thân;
Giấy tờ, tài liệu chứng minh không còn cha, mẹ: Giấy chứng tử của cha, mẹ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha, mẹ mất tích, chết, xác nhận của UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về việc cha, mẹ đã chết;
Giấy tờ chứng minh người cao tuổi: Giấy khai sinh, thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu; sổ Bảo hiểm xã hội, Thẻ bảo hiểm y tế hoặc xác nhận của UBND cấp xã, UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh;
Giấy tờ chứng minh người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi: Chứng nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên hoặc xác nhận của UBND cấp xã, UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú;
Giấy tờ chứng minh người chưa thành niên gồm: Giấy khai sinh, thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, sổ Bảo hiểm xã hội, Thẻ bảo hiểm y tế hoặc xác nhận của UBND cấp xã, UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh.
Như vậy, để chứng minh mối quan hệ anh, chị, em ruột, cháu ruột cần có giấy khai sinh, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú.