Mất sổ hồng có nguy hiểm không?

29/03/2023 | 14:08 77 lượt xem Trang Quỳnh

Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc về quy định pháp luật đất đai, mong được luật sư tư vấn giải đáp. Cụ thể là vợ chồng tôi có mua một thửa đất vào năm 2019 và đất này đã được cấp sổ đỏ, nay do cần vốn làm ăn nhưng không kịp xoay xở nên vợ chồng tôi muốn thế chấp sổ này vay vốn ngân hàng, tuy nhiên khi tìm mọi nơi cả ở gia đình nội ngoại thì đều không thấy sổ hồng đâu. Tôi hiện đang rất lo lắng rằng không biết khi mất sổ hồng có nguy hiểm không? Chúng tôi có thể thực hiện thủ tục cấp lại sổ hồng hay không? Mong được luật sư tư vấn giúp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tư vấn luật đất đai, bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới dây của chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai 2013

Sổ hồng được hiểu là như thế nào?

Pháp luật đất đai và nhà ở qua các thời kỳ không quy định thuật ngữ “Sổ hồng”. Tương tự đối với “Sổ đỏ”, “Sổ hồng” là cách người dân thường gọi dùng để chỉ Giấy chứng nhận về nhà đất dựa theo màu sắc.

  • Trước ngày 10/12/2009, ở Việt Nam tồn tại loại Giấy chứng nhận mà bìa có màu hồng dùng để chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (thường gọi là Sổ hồng theo mẫu của Bộ Xây dựng) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa màu đỏ – thường gọi là Sổ đỏ theo mẫu của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
  • Từ ngày 10/12/2009, khi Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực thì người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo một mẫu thống nhất với tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Lưu ý: Tuy từ ngày 10/12/2009, chỉ cấp một loại Giấy chứng nhận theo mẫu chung (có bìa màu hồng cánh sen) nhưng các loại Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở được cấp trước đó vẫn có giá trị pháp lý và không bắt buộc cấp đổi sang mẫu Giấy chứng nhận mới.

Như vậy, “Sổ hồng” là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Mất sổ hồng có nguy hiểm không?

Khi Giấy chứng nhận bị mất thì người dân không phải quá lo lắng vì những lý do sau:

Sổ hồng không phải là tài sản

Căn cứ khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tại Điều 115 Bộ luật này cũng quy định rõ quyền tài sản như sau:

“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”

Theo đó, quyền sử dụng đất là tài sản, còn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản.

Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về Giấy chứng nhận như sau:

Mất sổ hồng có nguy hiểm không?
Mất sổ hồng có nguy hiểm không?

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”

Mất thì được cấp lại Giấy chứng nhận

Căn cứ Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi bị mất Giấy chứng nhận thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có quyền đề nghị cấp lại.

Hộ gia đình, cá nhân có Giấy chứng nhận bị mất phải khai báo với UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, trừ trường hợp mất do thiên tai, hỏa hoạn.

Sau khi tiếp nhận khai báo của hộ gia đình, cá nhân thì UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở.

Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo, hộ gia đình, cá nhân bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại.

Người khác không được chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp nếu không được sự đồng ý của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất

Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015 và khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013, mặc dù người sử dụng đất không có quyền định đoạt quyền sử dụng đất nhưng được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn khi có đủ điều kiện.

Theo khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013, việc chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất chỉ có hiệu lực khi được đăng ký vào sổ địa chính của cơ quan đăng ký đất đai. Mặt khác, việc chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp chỉ được thực hiện bởi chính người sử dụng đất hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự.

Như vậy, khi Giấy chứng nhận bị mất thì người đang chiếm giữ Giấy chứng nhận cũng không thể chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, nhà ở nếu không có ủy quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Hồ sơ đề nghị cấp lại sổ hồng bị mất gồm những gì?

Căn cứ tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT hồ sơ địa chính quy định về hồ sơ cần nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất gồm có:

– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK

– Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân; giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.

– Giấy tờ tùy thân (Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước nhân dân) của người sử dụng đất.

Như vậy, Giấy chứng nhận chỉ là giấy tờ ghi nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp (tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng khác). Hay nói cách khác, nếu mất Giấy chứng nhận thì chỉ mất giấy tờ ghi nhận quyền tài sản chứ không mất tài sản.

Quy trình đề nghị cấp lại sổ hồng bị mất năm 2023

Bước 1: Nộp hồ sơ

– Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp quận/huyện hoặc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đối với địa phương chưa có Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.

– Nếu địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa.

– Bên cạnh đó, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu thì nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ giải quyết 

– Sau khi tiếp nhận khai báo của hộ gia đình, cá nhân thì UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở UBND cấp xã.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm sau:

– Kiểm tra hồ sơ

– Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất

– Lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định hủy sổ đỏ bị mất, đồng thời ký cấp lại sổ đỏ

– Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai

–  Trao sổ đỏ cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Bước 4: Trả kết quả 

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mất sổ hồng có nguy hiểm không?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thỏa thuận bồi thường thu hồi đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp:

Thời gian cấp lại sổ hồng khi bị mất là bao lâu?

– Thời gian cấp lại là không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ; thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã.

Sổ hồng hay sổ đỏ có giá trị hơn?

Sổ đỏ, Sổ hồng đều là Giấy chứng nhận về nhà đất nên giá trị của nó cần được xem xét dưới 02 góc độ khác nhau:
Giá trị pháp lý: Sổ đỏ, Sổ hồng có giá trị pháp lý như nhau vì đều là chứng thư pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở.
– Giá trị thực tế: Không phân biệt được vì phụ thuộc vào giá trị tài sản được chứng nhận.

Sổ hồng có những đặc điểm gì?

Nội dung của sổ hồng ghi rõ thông tin về quyền sử dụng đất ở của người đứng tên. Cụ thể, có bao nhiêu thửa, số tờ bản đồ, thời hạn sử dụng trong bao lâu, đất thuộc loại nào. Còn quyền sở hữu nhà ở sẽ có những thông số như: diện tích xây dựng, diện tích sử dụng chung hay riêng, kết cấu nhà ở tầng mấy.
Sổ hồng với màu sắc là hồng nhạt, do UBND của tỉnh cấp hoặc UBND huyện, xã (đã có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam). Nhằm để giải quyết nhanh chóng nhu cầu của nhân dân cũng như đẩy nhanh tiến độ cấp sổ hồng, dễ dàng quản lý ở các địa bàn.
Người sử dụng sổ hồng thổ cư cần tránh những vi phạm không đáng có đã được quy định ở Luật đất đai. Trong trường hợp vi phạm, bạn sẽ bị phạt hành chính hoặc nặng hơn sẽ tịch thu quyền sở hữu.
Thực tế là sổ hồng có giá trị sử dụng dài lâu tuy nhiên nó không có giá trị vĩnh viễn. Chắc chắn rằng nó có thời hạn kết thúc khi sử dụng.