• Trang chủ
  • Tư vấn
    • Đất Đai
    • Nhà ở
  • Văn bản pháp luật
  • Dịch vụ Luật Sư
No Result
View All Result
No Result
View All Result

Người Việt Nam ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới hình thức nào?

Thanh Loan by Thanh Loan
Tháng Tám 3, 2022
in Đất Đai
0
Người Việt Nam ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới hình thức nào?

Người Việt Nam ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới hình thức nào?

Share on FacebookShare on Twitter

Nội dung

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Quy định pháp luật về quyền sở hữu nhà ở của người việt nam định cư ở nước ngoài?
  3. Người Việt Nam ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới hình thức nào?
  4. Phạm vi kinh doanh bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài?
  5. Thông tin liên hệ
  6. Câu hỏi thường gặp

Thực trạng người nước ngoài kinh doanh bất động sản tại Việt Nam đang tăng lên từng ngày. Vậy pháp luật điều chỉnh vấn đề người nước ngoài kinh doanh bất động sản như thế nào? Người Việt Nam ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới hình thức nào? Mời các bạn tham khảo bài viết sau của Tư vấn pháp luật đất đai.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Nhà ở 2014
  • Luật Kinh doanh bất động sản 2014

Quy định pháp luật về quyền sở hữu nhà ở của người việt nam định cư ở nước ngoài?

Căn cứ theo Điều 7 luật nhà ở năm 2014 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

“1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.”

Theo Điều 8 luật nhà ở năm 2014 quy định về điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở:

“1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.

2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

a) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật này.

Theo khoản 1 Điều 186 luật đất đai năm 2013 quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.”

Điểm b, Khoản 2, Điều 119 Luật Nhà ở quy định điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở như sau: “Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch”.

Người Việt Nam ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới hình thức nào?

Người Việt Nam ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới hình thức nào?

Kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.

Tại Khoản 2 Điều 11 Luật kinh doanh bất động sản 2014 quy định Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau đây:

– Các hình thức quy định tại các điểm b, d, g và h khoản 1 Điều này, cụ thể:

+ Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;

+ Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;

+ Đối với đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để cho thuê theo đúng mục đích sử dụng đất;

+ Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

– Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;

– Đối với đất thuê, đất nhận chuyển nhượng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất.

Phạm vi kinh doanh bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài?

Hiện nay, phạm vi kinh doanh bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 với nội dung như sau:

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau đây:

+ Các hình thức quy định tại các điểm b, d, g và h khoản 1 Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản 2014;

+ Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;

+ Đối với đất thuê, đất nhận chuyển nhượng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất.

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau đây:

+ Các hình thức quy định tại các điểm b, d, h khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản 2014;

+ Đối với đất thuê trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Người Việt Nam ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới hình thức nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

  • FB: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết:

  • Giáo viên đến công tác tại vùng nông thôn có được thuê nhà ở công vụ?
  • Có được thế chấp đất thuộc quy hoạch treo hay không năm 2022?
  • Hợp đồng thuê nhà có bắt buộc công chứng không năm 2022?

Câu hỏi thường gặp

Giấy tờ nào chứng minh được đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP, những giấy tờ chứng minh đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định như sau:
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:
a) Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;
b) Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có giấy tờ chứng minh đối tượng theo quy định tại Điều 74 của Nghị định này; trường hợp cá nhân nước ngoài có giấy tờ xác nhận là gốc Việt Nam thì chỉ được quyền lựa chọn một đối tượng áp dụng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài để xác định quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Hình thức mà người Việt Nam định cư ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới hình thức:
– Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;
– Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;
– Đối với đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để cho thuê theo đúng mục đích sử dụng đất;
– Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;
– Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;
– Đối với đất thuê, đất nhận chuyển nhượng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất.

Các loại thuế phải đóng khi kinh doanh bất động sản?

Khoản 1 Điều 2 luật thuế thu nhập doanh nghiệp
“1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;”
Điều 3 Luật thuế GTGT quy định đối tượng chịu thuế
“ Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.”

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Người Việt Nam ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới hình thức nào?Phạm vi kinh doanh bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài?Quy định pháp luật về quyền sở hữu nhà ở của người việt nam định cư ở nước ngoài?

Related Posts

Đất LUC và LUK khác nhau như thế nào
Đất Đai

Đất LUC và LUK khác nhau như thế nào?

Việt Nam là một đất nước nổi tiếng với lịch sử lâu đời có nên nông nghiệp gắn bó...

by SEO Tài
Tháng Ba 23, 2023
Thủ tục nhận chuyển nhượng đất lúa
Đất Đai

Trình tự, thủ tục nhận chuyển nhượng đất lúa năm 2023

Đất lúa là đất nông nghiệp thuộc nhóm đất nông nghiệp trông cây hằng năm. Việc mua bán, chuyển...

by SEO Tài
Tháng Ba 23, 2023
Quy định về việc thu hồi đất nông nghiệp
Đất Đai

Quy định về việc thu hồi đất nông nghiệp tại Việt Nam

Với nhiều mục đích khác nhau mà từng thời ki quy hoạch đất đai ở Việt Nam nói chung...

by SEO Tài
Tháng Ba 23, 2023
Đất trồng cây lâu năm có được xây nhà tiền chế không
Đất Đai

Đất trồng cây lâu năm có được xây nhà tiền chế không?

Khách hàng: Xin chào Luật sư. Tôi là Ánh Phương là người nông dân không được tiếp xúc nhiều...

by Ngọc Trinh
Tháng Ba 23, 2023
Next Post
Thông tư 23/2014/TT-BTNMT có gì nổi bật?

Thông tư 23/2014/TT-BTNMT có gì nổi bật?

img

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của thân chủ là mong muốn của Luật sư X.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

VP TP. HỒ CHÍ MINH:
45/32 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh

VP Đà NẴNG:
17 Mẹ Thứ, Hoà Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

HOTLINE: 0833 102 102

© 2022 Tư vấn Luật Đất Đai - Một sản phẩm của Luật Sư X LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tư vấn
    • Đất Đai
    • Nhà ở
  • Văn bản pháp luật
  • Dịch vụ Luật Sư

© 2022 Tư vấn Luật Đất Đai - Một sản phẩm của Luật Sư X LSX.