Sổ đỏ là giấy tờ pháp lý quan trọng chứng minh quyền sở hữu của người dân đối với bất động sản. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những quy định liên quan đến vấn đề này. Vậy cụ thể, Theo quy định Làm sổ đỏ có cần sổ hộ khẩu không? Cần chuẩn bị hồ sơ gì để làm sổ đỏ? Thủ tục làm sổ đỏ khi không có sổ hộ khẩu như thế nào? Thời hạn giải quyết thủ tục làm sổ đỏ khi không có sổ hộ khẩu là bao lâu? Lệ phí làm sổ đỏ khi không có sổ hộ khẩu là bao nhiêu? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này cùng những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là một khái niệm khá quen thuộc trong lĩnh vực đất đai. Vậy sổ đỏ là gì? Sổ đỏ tên tiếng anh là gì?
Sổ đỏ (tiếng anh là Land Use Rights Certificate) hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dựa theo màu sắc bên ngoài. Tính đến thời điểm hiện tại, trong các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành chưa có định nghĩa cụ thể nào về sổ đỏ.
Tên gọi của sổ đỏ theo từng giai đoạn ở Việt Nam như sau:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hiện nay, sổ đỏ có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” do Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố cấp tỉnh cấp cho người sử dụng đối với một số loại đất như đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất ở ở vùng nông thôn, đất lâm nghiệp, đất làm muối.
Làm sổ đỏ có cần sổ hộ khẩu không?
Đây là quy định mới về hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp sổ đỏ tại Thông tư 09/2021/TT-BTNMT (có hiệu lực từ ngày 01/9/2021).
Cụ thể, đối với trường hợp nộp hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận mà có yêu cầu thành phần là bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy chứng minh quân đội hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ khác chứng minh nhân thân thì:
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà không yêu cầu người nộp hồ sơ phải nộp các giấy tờ này để chứng minh nhân thân trong trường hợp dữ liệu quốc gia về dân cư được chia sẻ và kết nối với dữ liệu của các ngành, các lĩnh vực (trong đó có lĩnh vực đất đai).
Với quy định mới này, khi dữ liệu quốc gia về dân cư được chia sẻ và kết nối với dữ liệu của lĩnh vực đất đai thì người dân khi đi làm thủ tục liên quan đến đăng ký đất đai không cần phải mang theo bản sao các loại giấy tờ: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, sổ hộ khẩu,… như trước đây.
Như vậy, sắp tới, người dân khi thực hiện các thủ tục về nhà, đât sẽ không cần mang theo bản sao Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân,… từ đó giảm bớt giấy tờ, chi phí photo, sao y,…
Cần chuẩn bị hồ sơ gì để làm sổ đỏ?
Theo điều 100 và điều 101 Luật Đất đai 2013, việc cấp sổ đỏ lần đầu sẽ được chia thành 2 nhóm, mỗi một nhóm sẽ có bộ giấy tờ khác nhau tùy vào trường hợp.
Nhóm 1: Hồ sơ xin cấp sổ đỏ khi có đầy đủ các giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất gồm có các giấy tờ cần chuẩn bị:
- Đơn đăng ký, cấp sổ đỏ theo Mẫu số 04a/ĐK;
- Các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP. Khi nộp bản sao và xuất trình bản chính để xác minh đối chiếu.
Giấy tờ về tài sản gắn liền với đất như:
- Giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận công trình xây dựng không phải là nhà ở,
- Chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng,
- Chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm (nếu có tài sản và có yêu cầu chứng nhận quyền sở hữu).
- Đối với quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (ngoại trừ trường hợp sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng đã có sẵn trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở);
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (như biên lai nộp thuế, tiền sử dụng đất…); giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
- Các giấy tờ khác như: Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước…
Nhóm 2: Hồ sơ xin cấp sổ đỏ khi không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng đủ điều kiện cấp khi có yêu cầu cấp sổ đỏ thì cần chuẩn bị hồ sơ với đơn, giấy tờ như sau:
- Đơn đăng ký, cấp sổ đỏ theo Mẫu số 04a/ĐK;
- Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về sử dụng đất ổn định, lâu dài;
- Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc không có tranh chấp; phù hợp với quy hoạch;
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính như: Biên lai nộp thuế, tiền sử dụng đất…
- Các giấy tờ khác như: Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước…
Thủ tục làm sổ đỏ khi không có sổ hộ khẩu như thế nào?
Bước 1 Chuẩn bị và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Người cần cấp sổ đỏ lần đầu sẽ nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hay Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện theo khoản 2, 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định nơi nộp hồ sơ.
Bước 2 Cơ quan hành chính tiếp nhận hồ sơ và xử lý.
Nếu hồ sơ không đầy đủ, thiếu sót sẽ gửi thông báo và hướng dẫn người nộp bổ sung trong thời gian là 3 ngày kể từ cơ quan nhận hồ sơ lần đầu.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, chính xác sẽ được tiếp nhận và ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận và đưa Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp ( trong đó có ghi đầy đủ ngày hẹn trả hồ sơ)
Bước 3 Giải quyết yêu cầu
Sau khi nhận được chi cục thuế thì người nộp hồ sơ buộc phải đóng các khoản tiền như
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận, tiền sử dụng đất (nếu có), lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ (nếu có).
– Sau khi đóng đầy đủ xong thì giữ lại giấy xác nhận đã thực hiện thanh toán tài chính và mang đi xuất trình khi nhận giấy chứng nhận.
Bước 4 Trả kết quả
Khi đã hoàn thành các nghĩa vụ về lệ phí hay thuế theo quy định, với hồ sơ xin cấp sổ đỏ lần đầu thì công dân sẽ được bàn giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng thời hạn.
Đối với những trường hợp như người sử dụng đất thuộc được miễn tiền sử dụng đất; Được ghi nợ tiền sử dụng đất và đã thực hiện thủ tục theo quy định để miễn, ghi nợ thì sẽ có thể nhận được giấy chứng nhận dù chưa nộp các khoản phí theo quy định.
Nếu công dân nộp tại Cơ quan chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thì sẽ nhận Giấy chứng nhận hoặc gửi Giấy chứng nhận cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho công dân nộp hồ sơ tại yêu cầu cấp sổ đỏ tại xã.
Thời hạn giải quyết thủ tục làm sổ đỏ khi không có sổ hộ khẩu là bao lâu?
Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Lệ phí làm sổ đỏ khi không có sổ hộ khẩu là bao nhiêu?
Sau khi nộp hồ sơ xong, người nộp hồ sơ phải thực hiện nghĩa vụ đóng các khoản phí để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm:
Lệ phí trước bạ: 0.5% x diện tích đất x giá 1m2 đất (do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành);
Tiền sử dụng đất: căn cứ theo bảng giá đất của địa phương.
Hoàn tất các thủ tục, bạn giữ lại biên lai, không quá 30 ngày thì người nộp hồ sơ sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Mời bạn xem thêm:
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Làm sổ đỏ có cần sổ hộ khẩu không”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; gia hạn thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, Tra cứu chỉ giới xây dựng… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bên cạnh đó, người dân cần lưu ý, đối với địa bàn cấp huyện không có đơn vị hành chính cấp xã thì hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị hành chính cấp huyện; đối với hồ sơ thực hiện thủ tục mà có nội dung xác nhận của đơn vị hành chính cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc xác nhận hoặc phân cấp, ủy quyền thực hiện việc xác nhận theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thành lập đơn vị hành chính cấp huyện (theo khoản 6 Điều 11 Thông tư 09/2021).
Công dân có quyền khiếu nại hành vi hành chính của cán bộ công chức, viên chức về quản lý đất đai nếu như chậm trễ
Theo Điều 204 Luật Đất đai 2013 thì việc cấp sổ đỏ sau khi xác minh, hoàn thành thủ tục là có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thông báo cho người nộp hồ sơ biết. Nếu như chậm trễ cấp Sổ đỏ thì công dân có quyền khiếu nại hành vi hành chính của cán bộ công chức, viên chức về quản lý đất đai.
Căn cứ theo Luật Cư trú năm 2020 thì từ ngày 01/7/2021, các thông tin liên quan đến cư trú của công dân đều được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Như vậy, khi bỏ sổ hộ khẩu, công dân chỉ cần xuất trình thẻ CCCD. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ tra cứu được các thông tin cư trú, nhân thân.