Chuyển đổi quyền sử dụng đất là gì?

19/09/2022 | 14:44 4 lượt xem Hương Giang

Vì lí do khách quan hoặc chủ quan mà nhiều người chuyển đổi quyền sử dụng đất cho nhau, bên còn lại sẽ nhận phần giá trị chênh lệch. Vậy theo quy định, huyển đổi quyền sử dụng đất là gì? Cần đáp ứng những điều kiện gì để chuyển đổi quyền sử dụng đất? Hạn mức nhận chuyển đổi quyền sử dụng đất năm 2022 là bao nhiêu? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những vấn đề trên và được luật sư hướng dẫn chi tiết về thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất năm 2022 này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Chuyển đổi quyền sử dụng đất là gì?

Chuyển đổi quyền sử dụng đất là một hình thức chuyển quyền sử dụng đất, trong đó các bên (hộ gia đình, cá nhân trong cùng một xã, phường, thị trấn) chuyển giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nhau (đổi đất nông nghiệp), các bên vừa là người chuyển đổi nhưng cũng đồng thời là người nhận chuyển đổi.

Trường hợp giá trị quyền sử dụng đất có sự chệnh lệch thì một bên có nghĩa vụ thanh toán cho bên còn lại phần giá trị chênh lệch theo thỏa thuận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (đổi ngang).

Đối tượng chuyển đổi quyền sử dụng đất là đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau.

Hạn mức nhận chuyển đổi quyền sử dụng đất năm 2022

Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối của mỗi hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp được áp dụng đối với các hình thức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:

– Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối: 

  • Không quá 30 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
  • Không quá 20 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.

– Đất trồng cây lâu năm:

  • Không quá 100 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
  • Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

– Đất rừng sản xuất là rừng trồng:

  • Không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
  • Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Chuyển đổi quyền sử dụng đất là gì

– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổng diện tích được nhận chuyển quyền trong hạn mức đối với mỗi loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối) bằng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất cao nhất.

– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp bao gồm nhiều loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối) thì hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đó được xác định theo từng loại đất.

  • Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 thì phần diện tích đất vượt hạn mức được tiếp tục sử dụng như đối với trường hợp đất nông nghiệp trong hạn mức nhận chuyển quyền.
  • Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng đất và chỉ phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước đối với phần diện tích vượt hạn mức nhận chuyển quyền.

Cần đáp ứng những điều kiện gì để chuyển đổi quyền sử dụng đất năm 2022?

Hộ gia đình, cá nhân được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013;

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

– Sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác.

– Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

(Khoản 1 Điều 168, khoản 1 Điều 188, Điều 190 Luật Đất đai 2013)

Thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất năm 2022

Đối với đất nông nghiệp để thực hiện “dồn điền đổi thửa”

* Hồ sơ:

– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04đ/ĐK của từng hộ gia đình, cá nhân;

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp hoặc bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đối với trường hợp đất đang thế chấp tại tổ chức tín dụng;

– Văn bản thỏa thuận về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;

– Phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp xã đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;

– Biên bản giao nhận ruộng đất theo phương án “dồn điền đổi thửa” (nếu có).

* Nơi nộp hồ sơ:

Người sử dụng đất có thể nộp hồ sơ tại các nơi sau đây:

– Nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu;

– Nộp tại bộ phận một cửa nếu địa phương đã thành lập bộ phận một cửa;

– Nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nếu địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai;

– Nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nếu địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai.

Đối với đất nông nghiệp mà không thuộc trường hợp “dồn điền đổi thửa”

* Hồ sơ:

– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK. Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thì phải thể hiện tổng diện tích nhận chuyển quyền tại điểm 4 Mục I của Mẫu số 09/ĐK (Lý do biến động) như sau:

+ “Nhận … (ghi hình thức chuyển quyền sử dụng đất) …m2 đất (ghi diện tích đất nhận chuyển quyền);

+ Tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng do nhận chuyển quyền và đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất từ ngày 01/7/2007 đến trước ngày 01/7/2014 là … m2 và từ ngày 01/7/2014 đến nay là … m2 (ghi cụ thể diện tích nhận chuyển quyền theo từng loại đất, từng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)”;

– Hợp đồng, văn bản về việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng theo quy định.

Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

– Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư;

– Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất.

* Nơi nộp hồ sơ:

Người sử dụng đất có thể nộp hồ sơ tại các nơi sau đây:

– Nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu;

– Nộp tại bộ phận một cửa nếu địa phương đã thành lập bộ phận một cửa;

– Nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai;

– Nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nếu địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai..

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về Chuyển đổi quyền sử dụng đất là gì”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng nhà đất… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Hình thức của hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất năm 2022 được quy định như thế nào?

Theo quy định, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản và có thể công chứng, chứng thực theo yêu cầu của các bên. Hình thức của hợp đồng là căn cứ pháp lý để xác định các bên đã tham gia vào hơp đồng.

Các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất có những quyền gì?

Các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất có những quyền sau:
– Yêu cầu bên kia giao đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thỏa thuận;
– Yêu cầu bên kia giao cho mình toàn bộ giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất;
– Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất đã chuyển đổi;
– Được sử dụng đất đúng mục đích, đúng thời hạn.

Hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp có phải nộp thuế không?

Theo quy định, khi hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ.