Chuyển đất rừng sang đất ở được hay không?

31/07/2022 | 14:46 27 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, hiện nay chuyển đất rừng sang đất ở được hay không? Thủ tục chuyển đất rừng sang đất ở như thế nào? Tôi có khoảng 3000m2 đất rừng nay muốn chuyển sang đất ở để xây nhà ở thì liệu luật cho phép không? Cần chuẩn bị những loại hồ sơ giấy tờ gì theo quy định? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Điều kiện chuyển đất rừng sang đất ở hiện nay thế nào?

* Chuyển đất rừng sang đất ở phải xin phép

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, đất rừng thuộc nhóm đất nông nghiệp gồm: Đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, khi người sử dụng đất chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (gồm có đất ở) phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (đối với hộ gia đình, cá nhân thì UBND cấp huyện nơi có đất có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất).

* Căn cứ chuyển đất rừng sang đất ở

Căn cứ Điều 52 Luật Đất đai năm 2013, khi nhận đơn của hộ gia đình, cá nhân thì UBND cấp huyện sẽ dựa theo 02 căn cứ sau để quyết định cho phép hoặc không cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:

– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Theo đó, chỉ khi nào có đủ 02 căn cứ trên thì UBND cấp huyện mới ban hành quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang đất ở; trường hợp kế hoạch sử dụng đất không cho phép chuyển mục đích sử dụng thì UBND cấp huyện không được phép ban hành quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Chuyển đất rừng sang đất ở được hay không?
Chuyển đất rừng sang đất ở được hay không?

Chuyển đất rừng sang đất ở được hay không?

Theo Khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013 quy định nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

– Đất trồng cây lâu năm;

– Đất rừng sản xuất;

– Đất rừng phòng hộ;

– Đất rừng đặc dụng;

….

Và quy định tại Điều 52 Luật này thì căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm:

– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Như vậy, để chuyển mục đích sử dụng đất thì phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của UBND huyện đã được phê duyệt và nhu cầu của cá nhân trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất. Do đó, nếu anh xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang đất ở nhưng kế hoạch sử dụng đất không cho phép thì anh không được chuyển mục đích sử dụng đất.

Mức phạt khi tự ý chuyển sang đất ở là bao nhiêu?

Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp (gồm cả đất ở) thì bị xử lý như sau:

TTDiện tích đất chuyển mục đích trái phépMức phạt tiền
1Dưới 0,02 ha (dưới 200 m2)Từ 03 – 05 triệu đồng
2Từ 0,02 đến dưới 0,05 ha (từ 200 đến dưới 500 m2)Từ 05 – 10 triệu đồng
3Từ 0,05 đến dưới 0,1 ha (từ 500 đến dưới 1,000 m2)Từ 10 – 15 triệu đồng
4Từ 0,1 đến dưới 0,5 ha (từ 1,000 đến dưới 5,000 m2)Từ 15 – 30 triệu đồng
5Từ 0,5 đến dưới 01 ha (từ 5,000 đến dưới 10,000 m2)Từ 30 – 50 triệu đồng
6Từ 01 đến dưới 05 haTừ 50 – 100 triệu đồng
7Từ 05 ha trở lênTừ 100 – 250 triệu đồng
Ngoài việc bị phạt tiền thì hộ gia đình, cá nhân còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; trừ trường hợp được đăng ký nếu có đủ điều kiện.- Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất.- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Thủ tục chuyển đất rừng sang đất ở hiện nay ra sao?

Bước 1: Nộp hồ sơ

Theo điểm b khoản 1 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Giải quyết

Trong giai đoạn này việc quan trọng nhất của hộ gia đình, cá nhân nếu được phép chuyển mục đích sử dụng đất là thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định; khi nhận được thông báo nộp tiền của cơ quan thuế thì nộp đúng số tiền và đúng thời hạn theo thông báo.

Bước 4: Trả kết quả

Kết quả mà hộ gia đình, cá nhân nhận được là quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất do UBND cấp huyện ban hành; chỉ khi có quyết định này thì hộ gia đình, cá nhân mới được phép xây dựng nhà ở.

Thời hạn giải quyết: Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời hạn giải quyết không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; thời gian trên không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định.

Chuyển đất rừng sang đất ở được hay không?
Chuyển đất rừng sang đất ở được hay không?

Điều kiện được chia thừa kế quyền sử dụng đất hiện nay là gì?

Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định điều kiện thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất như sau:

  • Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Theo điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người để lại di sản là quyền sử dụng đất nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì vẫn có thể để lại di sản thừa kế.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Chuyển đất rừng sang đất ở được hay không?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Luật quy định đất rừng là gì?

Đất rừng là một khái niệm quá quen thuộc với chúng ta, vì không khó để có thể thấy đất rừng trên thực tế, đất rừng là một trong những loại đất chiếm ¾ diện tích đất cả nước và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế, môi trường, lẫn chính trị. 

Đất rừng hiện nay được chia làm mấy loại?

Theo quy định của Luật đất đai 2013 tại Điều 10 quy định về phân loại đất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trong đó, đất rừng gồm 3 nhóm đất là đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng được phân vào nhóm đất nông nghiệp

Đất rừng có được cấp sổ đỏ hay không?

Hiện nay, sổ xanh vẫn tồn tại trong nhiều giao dịch và khiến không ít các khách hàng cảm thấy lúng túng khi gặp phải sổ xanh và không biết giá trị pháp lý của sổ xanh. Chính vì thế sổ xanh tuy “cũ” mà lại “mới” với những ai thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về pháp lý. Sổ xanh được Lâm trường cấp với mục đích là để có thể khai thác và trồng rừng, căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật đất đai 2013 có quy định đất sổ xanh thuộc vào nhóm đất nông nghiệp.