Chiếm dụng đất của đường bộ để xây dựng nhà ở bị xử lý thế nào?

21/06/2022 | 14:43 43 lượt xem Thanh Loan

Có nhiều trường hợp người sử dụng đất lấn chiếm để làm nhà trên đất ở khu vực đường bộ. Pháp luật quy định hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy việc chiếm dụng đất của đường bộ để xây dựng nhà ở bị xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những quy định về việc xử lý hành vi chiếm dụng đất làm nhà ở như thế nào. Mời độc giả quan tâm theo dõi.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai năm 2013

Nghị định 91/2019/NĐ-CP

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Hành vi lấn chiếm đất đai là gì?

Theo khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013; thì hành vi lấn, chiếm đất đai là hành vi bị pháp luật đất đai nghiêm cấm.

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP có quy định để giải thích về hành vi lấn đất và chiếm đất như sau:

Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
  • Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
  • Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
  • Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Chiếm dụng đất của đường bộ để xây dựng nhà ở bị xử lý thế nào?
Chiếm dụng đất của đường bộ để xây dựng nhà ở bị xử lý thế nào?

Chiếm dụng đất của đường bộ để xây dựng nhà ở bị xử lý thế nào?

Hình thứ xử phạt đối với cá nhân

Nội dungCơ sở pháp lý
Mô tả hành viChiếm dụng đất của đường bộ hoặc đất hành lang an toàn đường bộ để xây dựng nhà ởĐiểm a khoản 9 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Hình thức xử phạtPhạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồngKhoản 9 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Biện pháp bổ sung
Biện pháp khắc phụcBuộc phải phá dỡ công trình xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép) và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây raĐiểm đ khoản 10 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm s Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Thẩm quyềnChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Giám đốc Công an cấp tỉnh
Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải
Thủ trưởng cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Giao thông vận tải
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải
Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải
Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Khoản 2, 3 Điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 27 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Khoản 5, 6 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 28 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Khoản 2 đến 4 Điều 77 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 29 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Hình thức xử phạt đối với tổ chức


Nội dung
Cơ sở pháp lý
Mô tả hành viChiếm dụng đất của đường bộ hoặc đất hành lang an toàn đường bộ để xây dựng nhà ởĐiểm a khoản 9 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Hình thức xử phạtPhạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồngKhoản 9 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Biện pháp bổ sung
Biện pháp khắc phụcBuộc phải phá dỡ công trình xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép) và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây raĐiểm đ khoản 10 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm s Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Thẩm quyềnChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Giám đốc Công an cấp tỉnh
Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải
Thủ trưởng cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Giao thông vận tải
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải
Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải
Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Khoản 2, 3 Điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 27 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Khoản 5, 6 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 28 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Khoản 2 đến 4 Điều 77 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 29 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Chiếm dụng đất của đường bộ để xây dựng nhà ở bị xử lý thế nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Làm thế nào khi bị lấn, chiếm đất liền kề ?

Trước hết sẽ thực hiện việc hoà giải dưới thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân xã trong thời hạn 45 ngày. Nếu trong trường hợp không hòa giải được tại Uỷ ban nhân dân xã thì gia đình bạn có quyền nộp đơn lên Uỷ ban nhân dân huyện hoặc khởi kiện tại Toà án.
Như vậy, nếu quá thời hạn nêu trên mà Uỷ ban nhân dân xã không tổ chức hoà giải cho bạn thì bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại lần đầu lên Uỷ ban nhân dân xã về hành vi hành chính này của Uỷ ban nhân dân xã, nếu khiếu lại lần đầu mà Uỷ ban nhân dân xã vẫn không giải quyết thì bạn khiếu nại lần 2 lên Uỷ ban nhân dân huyện để được giải quyết.
Sau khi đã tiến hành hòa giải mà vẫn không thỏa đáng, bạn có thể làm đơn khởi kiện tại Tòa án.

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đất đai?

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra…
Công chức, viên chức thuộc các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.

Đất hành lang an toàn đường bộ là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008  thì:
Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ; tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ”.