Các trường hợp áp dụng giá đất là gì?

05/06/2023 | 15:43 13 lượt xem Ngọc Gấm

Chào Luật sư, tôi nghe nói theo quy định của pháp luật đất đai hiện nay thì không chỉ khi bồi thường đất nhà nước mới áp dụng mức gia đất trần mà sẽ có rất nhiều trường hợp như tính tiền giao đất hoặc tính tiền khi đi thuê đất nhà nước cũng sẽ áp dụng mức giá đất trần. Khi nghe được thông tin này tôi đã vô cùng hoang mang và lo lắng. Chính vì thế Luật sư có thể cho tôi biết các trường hợp áp dụng giá đất tại Việt Nam gồm những trường hợp nào được không ạ?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Để giải đáp cho câu hỏi về các trường hợp áp dụng giá đất tại Việt Nam. Tuvandatdai mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

  • Luật đất đai 2013 

Nguyên tắc phương pháp định giá đất tại Việt Nam

Để có thể xác định giá đất một cách chính xác, không bị hố giá theo đúng quy định thì bạn cần có các nguyên tắc xác định phương pháp định giá đất tại Việt Nam quy định như thế nào. Và để biết được các nguyên tắc về phương pháp định giá đất tại Việt Nam, mời bạn tham khảo quy định sau đây mà chúng tôi tổng hợp được.

Theo quy định tại Điều 112 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

– Việc định giá đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

  • Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá;
  • Theo thời hạn sử dụng đất;
  • Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất;
  • Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau.

– Chính phủ quy định phương pháp định giá đất.

Phương pháp định giá đất tại Việt Nam như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau trong việc xác định giá đất tại Việt Nam, tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng được nhà nước Việt Nam công nhận. Để thống nhất các phương pháp định giá đất tại Việt Nam, nhà nước đã quy định cụ thể về phương pháp định giá đất tại Việt Nam để các cơ quan nhà nước dựa vào đó để xác định.

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về phương pháp định giá đất như sau:

– Phương pháp so sánh trực tiếp là phương pháp định giá đất thông qua việc phân tích mức giá của các thửa đất trống tương tự về mục đích sử dụng đất, vị trí, khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng, diện tích, hình thể, tính pháp lý về quyền sử dụng đất (sau đây gọi là thửa đất so sánh) đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất để so sánh, xác định giá của thửa đất cần định giá.

– Phương pháp chiết trừ là phương pháp định giá đất đối với thửa đất có tài sản gắn liền với đất bằng cách loại trừ phần giá trị tài sản gắn liền với đất ra khỏi tổng giá trị bất động sản (bao gồm giá trị đất và giá trị tài sản gắn liền với đất).

– Phương pháp thu nhập là phương pháp định giá đất tính bằng thương số giữa mức thu nhập ròng thu được bình quân một năm trên một đơn vị diện tích đất so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân một năm tính đến thời điểm định giá đất của loại tiền gửi VNĐ kỳ hạn 12 tháng tại ngân hàng thương mại nhà nước có mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất trên địa bàn cấp tỉnh.

– Phương pháp thặng dư là phương pháp định giá đất đối với thửa đất có tiềm năng phát triển theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng đất để sử dụng cao nhất và tốt nhất bằng cách loại trừ tổng chi phí ước tính ra khỏi tổng doanh thu phát triển giả định của bất động sản.

– Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất là phương pháp định giá đất bằng cách sử dụng hệ số điều chỉnh giá đất nhân (x) với giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành.

Các trường hợp áp dụng giá đất tại Việt Nam
Các trường hợp áp dụng giá đất tại Việt Nam

Các trường hợp áp dụng giá đất tại Việt Nam

Tại Việt Nam, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giá đất, bởi giá đất nhà nước quy định sẽ rẻ hơn rất nhiều so với giá đất thực tế ngoài thị trường. Chính vì thế nhà nước đã quy định các trường hợp áp dụng giá đất tại Việt Nam, từ đó sẽ giúp cho người dân biết được khi nào sẽ được phép sử dụng giá đất trong mua bán đất đai.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 114 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

Giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây:

– Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân. Tính tiền thuê đất đối với đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất, vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;

– Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức mà phải nộp tiền sử dụng đất;

– Tính tiền thuê đất đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất;

– Tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà doanh nghiệp cổ phần sử dụng đất thuộc trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; tính tiền thuê đất đối với trường hợp doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm;

– Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Thẩm quyền ban hành giá đất tại Việt Nam

Để có thể ban hành được một giá đất nào đó tại bất kỳ một tỉnh thành tại Việt Nam, thì sẽ phải có quy trình và phải có người có thẩm quyền phê duyệt giá đất một cách cụ thể. Chính vì thế khi một tỉnh muốn thay đổi mức giá đất tại địa phương điều đầu tiên cần phải xác định được người có thẩm quyền ký phê duyệt ban hành bảng giá đất.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 114 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

– Căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất trước khi ban hành. Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ.

– Trong thời gian thực hiện bảng giá đất, khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất hoặc giá đất phổ biến trên thị trường có biến động thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp.

– Trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất ít nhất 60 ngày, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi dự thảo bảng giá đất đến cơ quan có chức năng xây dựng khung giá đất xem xét, trường hợp có chênh lệch lớn về giá đất giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Các trường hợp áp dụng giá đất tại Việt Nam. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tuvandatdai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện áp dụng phương pháp định giá đất tại Việt Nam?


– Phương pháp so sánh trực tiếp được áp dụng để định giá đất khi trên thị trường có các thửa đất so sánh đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
– Phương pháp chiết trừ được áp dụng để định giá đối với thửa đất có tài sản gắn liền với đất trong trường hợp có đủ số liệu về giá các bất động sản (gồm đất và tài sản gắn liền với đất) tương tự với thửa đất cần định giá đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
– Phương pháp thu nhập được áp dụng để định giá đối với thửa đất xác định được các khoản thu nhập, chi phí từ việc sử dụng đất;
– Phương pháp thặng dư được áp dụng để định giá đối với thửa đất có tiềm năng phát triển do thay đổi quy hoạch hoặc chuyển mục đích sử dụng đất khi xác định được tổng doanh thu phát triển giả định và tổng chi phí ước tính;
– Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất được áp dụng để định giá đất cho các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Nghị định này.

Các yêu cầu về thông tin trong áp dụng phương pháp định giá đất như thế nào?


– Các thông tin về giá đất đã chuyển nhượng trên thị trường, giá đất trúng đấu giá quyền sử dụng đất, giá đất trong cơ sở dữ liệu về đất đai, giá đất trên sàn giao dịch bất động sản, giá đất được xác định từ chi phí, thu nhập của thửa đất (sau đây gọi là giá đất thị trường) phải bảo đảm khách quan, trung thực.
– Trường hợp tại khu vực định giá đất không đủ thông tin thì có thể thu thập thông tin tại khu vực lân cận với khu vực có thửa đất cần định giá;
– Khi áp dụng các phương pháp định giá đất phải ưu tiên lựa chọn các thông tin quy định tại Điểm a Khoản này tại khu vực định giá đất và tại thời điểm gần nhất với thời điểm định giá đất.

Khung giá đất được xác định như thế nào?

Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 05 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùng. Trong thời gian thực hiện khung giá đất mà giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối thiểu trong khung giá đất thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp.