Tải xuống mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất đai file word 2023

13/11/2023 | 21:13 45 lượt xem Trà Ly

Tranh chấp về ranh giới đất đai là một trong những tranh chấp đất đai xảy ra phổ biến ở nhiều địa phương. Để yêu cầu giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai thì người sử dụng đất cần viết mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất đai gửi cho cơ quan có thẩm quyền. Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất đai file word đầy đủ, chi tiết. Hãy tải xuống mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất đai file word 2023 dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Ranh giới đất đai là gì?

Có nhiều vấn đề liên quan đến ranh giới đất đai hiện nay gây khó khăn, rắc rối đối với những người sử dụng đất. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình thì người sử dụng đất cần nắm được ranh giới đất đai là gì? Để hiểu rõ hơn về ranh giới đất đai, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật đất đai 2013: “Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.”

Theo đó, ranh giới đất đai được xác định bằng mốc giới cụ thể do cơ quan có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất thực hiện khi giao đất, cho thuê đất trên thực địa; được ghi trong quyết định giao đất, cho thuê đất và được mô tả trong hồ sơ địa chính.

Có thể bạn quan tâm: đơn tranh chấp ranh giới đất đai liền kề

Nguyên tắc xác định ranh giới giữa các thửa đất liền kề

Để xác định được chính xác ranh giới giữa các thửa đất liền kề cần tuân thủ theo nguyên tắc mà pháp luật quy định. Vậy, nguyên tắc xác định ranh giới giữa các thửa đất liền kề như thế nào? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm được nguyên tắc xác định ranh giới giữa các thửa đất liền kề nhé.

Tại Điều 175 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về ranh giới giữa các bất động sản liền kề như sau:

– Việc xác định ranh giới sẽ dựa trên thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

– Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Ngoài ra, cách xác định ranh giới thửa đất cũng được quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.

Nguyên tắc xác định ranh giới giữa các thửa đất liền kề

Giải quyết tranh chấp đất đai về ranh giới thế nào?

Tranh chấp về ranh giới đất đai là tranh chấp xảy ra khá nhiều tại các địa phương. Do đó, để giải quyết tranh chấp đất đai về ranh giới một cách nhanh chóng thì người sử dụng đất cần phải nắm được giải quyết tranh chấp đất đai về ranh giới thế nào? Nếu bạn đang muốn giải quyết tranh chấp đất đai về ranh giới, hãy tham kahor nội dung dưới đây nhé.

Căn cứ Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì các bên buộc phải tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất trước khi yêu cầu Tòa án hoặc UBND cấp có thẩm quyền giải quyết.

Hay, trình tự giải quyết tranh chấp đất đai về ranh giới, mốc giới thửa đất bao gồm các bước là:

  • Bước 1: Hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã nơi có đất
  • Bước 2: Yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan có thẩm quyền
  • Bước 3: Kháng cáo hoặc khiếu nại, khởi kiện theo quy định
  • Bước 4: Thi hành theo bản án/quyết định đã có hiệu lực pháp luật

Cụ thể các công việc được thực hiện theo từng bước được chúng tôi liệt kê tại bảng dưới đây:

Bước thực hiệnCông việc thực hiện trong từng bước
Bước 1: Hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất– Pháp luật khuyến khích các bên tranh chấp tự tiến hành hòa giải hoặc có thể nhờ hỗ trợ từ phía tổ dân phố, các ban ngành đoàn thể tại cấp tổ dân phố, phường..;
– Nếu không tự hòa giải được, các bên có quyền gửi đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai kèm hồ sơ chứng minh cho yêu cầu của mình tới UBND cấp xã nơi có đất;
– Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày tiếp nhận đơn, UBND dân cấp xã nơi có đất tiến hành xác minh, thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai;
Kết quả hòa giải được thể hiện thông qua biên bản hòa giải thành hoặc biên bản hòa giải không thành;
– Nếu hòa giải thành và có thay đổi về ranh giới, mốc giới thửa đất, UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải thành tới Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất để cơ quan này trình UBND cấp huyện công nhận việc thay đổi ranh giới, mốc giới, cấp mới Giấy chứng nhận cho người sử dụng;
– Trường hợp hòa giải không thành, các bên yêu cầu giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền được chúng tôi trình bày tại Bước 2;
Bước 2: Yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan có thẩm quyềnCác bên có quyền yêu cầu UBND cấp huyện giải quyết tranh chấp hoặc Tòa án nhân dân nơi có đất giải quyết tranh chấp;
Tuy nhiên, UBND cấp huyện giải quyết tranh chấp trong trường hợp đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định;
Trong khi đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai khi đương sự có/hoặc không có giấy chứng nhận/giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định;
Bước 3: Kháng cáo hoặc khiếu nại, khởi kiện theo quy địnhCác bên có quyền kháng cáo đối với bản án sơ thẩm nếu thấy vi phạm quyền lợi nếu giải quyết tại tòa án;
Hoặc các bên có quyền khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc khởi kiện hành chính quyết định giải quyết tranh chấp này tới tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện;
Bước 4: Thi hành theo bản án/quyết định đã có hiệu lực pháp luậtCác bên có nghĩa vụ phải thực hiện theo quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật;
Có thể đó là Quyết định giải quyết tranh chấp, Quyết định giải quyết khiếu nại hoặc bản án sơ thẩm hoặc bản án phúc thẩm;

Tải xuống mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất đai file word

Mời bạn xem thêm: tải mẫu đơn ly hôn thuận tình được chúng tôi cập nhật mới hiện nay.

Hướng dẫn ghi mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất đai

Để cơ quan có thẩm quyền dễ dàng nắm bắt vấn đề và giải quyết một cách nhanh chóng thì đơn tranh chấp ranh giới đất đai càn được viết trung thực, đầy đủ nội dung và chính xác các thông tin. Nếu bạn chưa biết viết đơn tranh chấp ranh giới đất đai như thế nào? Hãy tham khảo hướng dẫn ghi mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất đai dưới đây của chúng tôi nhé.

1- Kính gửi: UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi có đất xảy ra tranh chấp.

2 – Thông tin về người làm đơn: Ghi đầy đủ thông tin như họ và tên, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại của người làm đơn yêu cầu.

3 – Tóm tắt sự việc dẫn tới tranh chấp đất đai.

+ Nêu sự việc dẫn tới tranh chấp đất đai theo trình tự thời gian.

+ Nêu tranh chấp giữa 02 bên liên quan đến diện tích đất tranh chấp.

4 – Yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Yêu cầu giải quyết tranh chấp về ranh giới thửa đất, xác định ai là người sử dụng đất.

5 – Tài liệu kèm theo:

Các tài liệu kèm theo có thể là: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ), hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác liên quan đến diện tích xảy ra tranh chấp.

Tải xuống mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất đai file word 2023

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tải xuống mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất đai file word 2023. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Ranh giới thửa đất được xác định dựa trên những căn cứ gì?

Theo điểm 1.2 khoản 1 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất như sau:
Điều 11. Xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất

1.2. Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.

Theo đó, ranh giới thửa đất được xác định dựa trên những căn cứ sau đây:
– Dựa theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận.
– Dựa theo bản án của tòa án có hiệu lực thi hành.
– Dựa theo kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về cơ quan nào?

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
– Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền;
+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;