Việc tặng cho, mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ khi có đủ các điều kiện theo quy định và không thuộc các trường hợp không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tặng cho theo quy định của pháp luật hiện hành được coi là hợp pháp và không được được thực hiện các thủ tục pháp lý để sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cùng Tư vấn Luật đất đai tìm hiểu vấn đề “Tặng cho đất có được coi là chuyển nhượng quyền sử dụng đất không?”
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai 2013
Tặng cho đất có được xem là chuyển quyền sử dụng đất không?
Căn cứ Khoản 10 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định như sau:
Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì đối với tặng cho đất được xem là chuyển quyền sử dụng đất ngoài ra việc chuyển quyền này được thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau như chuyển đổi, thừa kế hay thậm chí là bán (chuyển nhượng)…và các hình thức khác nêu trên.
Điều kiện để tặng cho quyền sử dụng đất năm 2022
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai năm 2013, điều kiện tặng cho đối với quyền sử dụng đất được xác định như sau:
– Một là, đất được tặng cho phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định. Bởi lẽ, đây được coi là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác định được quyền sử dụng hợp pháp cho người sử dụng đất. Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều 188 Luật đất đai năm 2013 cũng ghi nhận hai trường hợp đất nhận được thông qua thừa kế vẫn có thể thực hiện việc tặng cho khi chưa có Giấy chứng nhận như sau:
+ Người tặng cho là người có đất thông qua thừa kế mặc dù có đủ điều kiện nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đối với đất.
+ Trường hợp người tặng cho là người nhận được đất thông qua thừa kế nhưng họ thuộc trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận theo quy định như người Việt Nam nhưng định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài theo quy định không được mua nhà gắn với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
– Hai là, đất đem tặng cho phải được xác nhận là không có tranh chấp. Bởi khi một tài sản đang có tranh chấp đồng nghĩa với việc một người khác có thể đang có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản đó, nên việc định đoạt tài sản trong các trường hợp này có thể bị ảnh hưởng đến quyền, lợi ích chính đáng của người liên quan và có thể kéo theo trình trạng kiện tụng tranh chấp. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể khác cũng như tránh việc phát sinh các tranh chấp sau này bắt buộc các bên chỉ có thể thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất khi không có tranh chấp liên quan hoặc tranh chấp đã được giải quyết.
– Ba là, quyền sử dụng đất phải đảm bảo điều kiện không nằm trong trường hợp đang bị kê biên thi hành án. Bởi khi đất được xác định kê biên để đảm bảo cho việc thi hành các bản án, quyết định sẽ là một trong những trường hợp không thể thực hiện tặng cho.
– Bốn là, đất được tặng cho phải còn trong thời gian sử dụng theo quy định của pháp luật. Trong các loại đất được phân loại trong Luật đất đai năm 2013, tùy theo mục đích sử dụng mà thời hạn sử dụng cũng sẽ có sự khác nhau. Riêng đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê có thời hạn thì khi hết thời hạn này, quyền sử dụng đất của người được giao hoặc cho thuê cũng sẽ chấm dứt. Do đó, bắt buộc nếu họ muốn thực hiện việc tặng cho để chuyển giao quyền sử dụng đất của mình phải thực hiện khi đất còn trong thời gian sử dụng.
Trong một số trường hợp đặc thù, ngoài những điều kiện như đã nêu ở trên, người sử dụng đất cần lưu ý các vấn đề quy định tại Điều 191, 192 Luật đất đai năm 2013 khi thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất cho người khác, cụ thể như sau:
+ Khi tặng cho quyền sử dụng đất cho người khác phải đảm bảo đây là những trường hợp pháp luật cho phép tặng cho.
+ Trong trường hợp đất tặng cho là đất trồng lúa cần lưu ý bên nhận tặng cho phải là cá nhân hoặc hộ gia đình có trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp.
+ Đối với đất ở hay đất nông nghiệp nằm trong phạm vi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (phân khu bảo vệ, phục hồi sinh thái) chỉ được tặng cho cho người sinh sống trong khu vực này.
Khi nào cá nhân không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất?
Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất:
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Như vậy, những trường hợp không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất gồm:
– Cá nhân không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép tặng cho quyền sử dụng đất.
– Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
– Cá nhân không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hợp đồng thuê quyền sử dụng đất năm 2022
- Môi giới bất động sản có cần chứng chỉ không?
- Người trả nhà ở công vụ thì có được nhận hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Tặng cho đất có được xem là chuyển quyền sử dụng đất không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Về thuế thu nhập cá nhân: Theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, thu nhập từ việc nhận tặng cho đối với quyền sử dụng đất được xác định là một trong những thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Thuế suất được áp dụng để tính thuế trong trường hợp này là 10% giá trị tài sản. (Theo quy đinh tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
Về lệ phí trước bạ: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, khi tiến hành thủ tục sang tên quyền sử dụng đất từ nhận tặng cho, lệ phí trước bạ được xác định là 0,5% giá trị của tài sản (xác định theo Bảng giá đất của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh nơi có đất).
Khoản 4 Điều 191 quy định: Đối với các hộ gia đình, cá nhân nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng sẽ không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực này.
Cho nên, đề đất rừng sản xuất, đất trồng rừng hay đất lâm nghiệp có được chuyển nhượng không sẽ phụ thuộc vào nơi sinh sống của người nhận chuyển nhượng, tặng cho ở đâu.
Trên đây là bốn loại đất không được phép chuyển nhượng, tặng cho mà người chuyển nhượng, cho tặng cũng như người nhận phải lưu ý để đảm bảo thỏa thuận có hiệu lực, hợp pháp.
Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:
“3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”
Như vậy, việc tặng cho cần được lập thành văn bản và được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật để có giá trị pháp lý.