Chồng chết vợ có được bán đất không theo quy định?

30/01/2023 | 15:36 56 lượt xem Hương Giang

Trong quá trình chung sống với nhau, ngoài gắn kết về mặt quan hệ hôn nhân, vợ chồng còn có nghĩa vụ, trách nhiệm vun đắp cho gia đình của mình về vật chất, tài chính, xe cộ, nhà đất… Các tài sản này có thể là tài sản được tạo lập trước thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản chung do vợ chồng cùng nhau tạo lập khi kết hôn. Nhiều trường hợp vợ chồng vẫn chưa phân chia định đoạt đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng mà không may người chồng qua đời. Trong trường hợp này, nhiều độc giả thắc mắc không biết Chồng chết vợ có được bán đất không? Chồng chết không để lại di chúc thì người vợ có quyền quản lý tài sản không? Thủ tục khai nhận di sản thừa kế của chồng thực hiện như thế nào? Sau đây, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này cùng những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai năm 2013
  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Quy định về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

  • Tài sản chung của vợ, chồng sẽ bao gồm toàn bộ khối tài sản được hình thành dựa trên công sức của vợ, chồng tạo ra, các nguồn thu nhập do lao động, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản có được từ hoa lợi, lợi tức mà được hình thành phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng và có kể đến một số nguồn thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân trừ một số trường hợp đó là vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc từ các tài sản đã được chia. Ngoài ra còn có tài sản mà vợ chồng được xác định đó là tài sản được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung hoặc một số khối tài sản khác mà vợ chồng có thỏa thuận là tài sản chung.
  • Tài sản chung của vợ chồng được hình thành, sử dụng nhằm mục đích đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu của gia đình cũng như nhằm mục đích thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng và được sở hữu hợp nhất trong gia đình, cuộc sống vợ chồng.
  • Nếu trong trường hợp mà xét tất cả các yếu tố cũng không thể tìm được căn cứ xác minh rằng khối tài sản mà vợ, chồng đang có thuộc quyền sở hữu riêng của ai hay là thuộc sở hữu chung của hai vợ chồng thì khối tài sản này sẽ được xác định là tài sản chung của hai vợ chồng.

Chồng chết vợ có được bán đất không?

Có hai trường hợp xảy ra là mảnh đất chồng bạn đứng tên có trước và trong thời kỳ hôn nhân sẽ có cách giải quyết khác nhau.

Trường hợp thứ nhất: Đất đai là tài sản được xác lập trước thời kỳ hôn nhân

Điều này có nghĩa quyền sử dụng mảnh đất này thuộc sở hữu riêng của chồng bạn. Do đó, khi chồng bạn qua đời mà không để lại di chúc thì mảnh đất và ngôi nhà này sẽ được chia theo pháp luật, tức chia cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015).

Trường hợp thứ hai: Đất đai là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân.

Theo Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng…”.

Như vậy, trường hợp quyền sử dụng đất hình thành trong thời kỳ hôn nhân (không thuộc trường hợp tặng cho riêng hay thừa kế riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng) thì quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng bạn.

Khi chồng bạn qua đời mà không để lại di chúc thì một nửa giá trị mảnh đất và căn nhà này sẽ thuộc về bạn, còn một nửa còn lại sẽ thuộc về chồng bạn. Phần tài sản thuộc quyền sở hữu của chồng bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, tức chia cho bạn, bố và mẹ của chồng bạn.

Chồng chết không để lại di chúc thì vợ có quyền quản lý tài sản không?

Căn cứ Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

  1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
  2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
  3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
  4. Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

Vậy theo quy định trên thì khi người chồng chết không để lại di chúc hoặc những người trong hàng thừa kế không có yêu cầu phân chia tài sản thì người vợ có quyền quản lý tài sản chung của hai vợ chồng.

Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản.

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế của chồng

Như vậy, ở cả hai trường hợp trên, bạn đều phải thực hiện khai nhận di sản thừa kế của chồng bạn. Sau đó, bạn có thể thỏa thuận với bố và mẹ chồng bạn – những người đồng thừa kế về việc bạn sẽ nhận toàn bộ mảnh đất và ngôi nhà này đồng thời bạn sẽ thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sản mà bố, mẹ chồng bạn được hưởng. Thỏa thuận về sự phân chia này phải được lập thành văn bản được công chứng.

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ đã nêu ở trên (01 bộ).

Lưu ý: Với những giấy tờ yêu cầu bản sao thì bắt buộc trước khi nhận Văn bản khai nhận di sản đã được công chứng phải mang theo bản chính để đối chiếu.

Bước 2: Tiến hành công chứng Văn bản khai nhận di sản

Sau khi nộp đủ hồ sơ, giấy tờ, Công chứng viên sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra:

  • Nếu hồ sơ đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng;
Chồng chết vợ có được bán đất không
Chồng chết vợ có được bán đất không
  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ: Công chứng viên hướng dẫn và yêu cầu bổ sung;
  • Nếu hồ sơ không có cơ sở để giải quyết: Công chứng viên giải thích lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Niêm yết việc thụ lý Văn bản khai nhận di sản

Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản.

Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Thời gian niêm yết là 15 ngày.

Nội dung niêm yết phải nêu rõ:

  • Họ, tên người để lại di sản;
  • Họ, tên của những người khai nhận di sản;
  • Quan hệ của những người khai nhận di sản với người để lại di sản;
  • Danh mục di sản thừa kế.

Đặc biệt, trong thông báo niêm yết phải ghi rõ: Nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản, bỏ sót người thừa kế, di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó phải gửi cho tổ chức hành nghề công chứng thực hiện niêm yết

Sau 15 ngày niêm yết, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết.

Lưu ý: Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định:

  • Nếu di sản có cả bất động sản và động sản hoặc chỉ có bất động sản thì phải niêm yết tại UBND nơi người để lại di sản thường trú và nơi có đất (nếu nơi có đất khác nơi thường trú của người này);
  • Nếu di sản chỉ có động sản, trụ sở tổ chức hành nghề công chức và nơi thường trú/nơi tạm trú cuối cùng của người để lại di sản không cùng tỉnh, thì có thể đề nghị UBND cấp xã nơi người để lại di sản thừa kế thường trú/tạm trú niêm yết.

Bước 4: Hướng dẫn ký Văn bản khai nhận di sản

Sau khi nhận được niêm yết mà không có khiếu nại, tố cáo thì tổ chức hành nghề công chứng thực hiện giải quyết hồ sơ:

  • Nếu đã có dự thảo Văn bản khai nhận: Công chứng viên kiểm tra các nội dung trong văn bản đảm bảo không có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội…
  • Nếu chưa có dự thảo: Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người khai nhận di sản. Sau khi soạn thảo xong, người thừa kế đọc lại nội dung, đồng ý và sẽ được Công chứng viên hướng dẫn ký vào Văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Bước 5: Ký chứng nhận và trả kết quả

Công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình bản chính các giấy tờ đã nêu ở trên để đối chiếu trước khi ký xác nhận vào Lời chứng và từng trang của Văn bản khai nhận này.

Sau khi ký xong sẽ tiến hành thu phí, thù lao công chứng, các chi phí khác và trả lại bản chính Văn bản khai nhận cho người thừa kế.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Chồng chết vợ có được bán đất không?” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới giá đất đền bù giải tỏa. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Vợ (chồng) là người thừa kế hàng thứ mấy khi một trong hai chết?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
“Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, vợ (chồng) là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất khi một trong hai chết.

Chồng chết, vợ có toàn quyền chia tài sản không?

Chồng chết thì vợ chỉ được là người quản lý tài sản (Quyền sử dụng, khai thác) chứ không có quyền định đoạt toàn bộ tài sản trong đó có di sản của người chồng để lại. Do vậy có thể hiểu khi chồng chết thì vợ không được toàn quyền sở hữu tài sản, không được toàn quyền chia tài sản chung của vợ chồng.

Ngoài người vợ thì ai có quyền yêu cầu chia tài sản khi người chồng mất?

Căn cứ theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người có quyền yêu cầu chia tài sản theo thứ tự sau đây:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.