Quy định chiều rộng đường nông thôn mới năm 2023

29/12/2022 | 09:04 1351 lượt xem Thanh Loan

Thời gian qua, mô hình chính quyền địa phương kiểu mới (NTM) gương mẫu đã được nhân rộng trên địa bàn cả nước. Bên cạnh mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất cho người dân, việc phát triển cảnh quan, môi trường nông thôn trong sạch, an toàn cũng được các đô thị đặc biệt coi trọng. Các con đường nông thôn mới cũng được tiến hành thực hiện cải tảo, làm đường. Pháp luật hiện nay có quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật mặt đường đối với đường nông thôn. Bài viết “Quy định chiều rộng đường nông thôn mới năm 2023” dưới đây của Tư vấn luật đất đai sẽ cung cấp cho bạn đọc quy định về tiêu chẩn làm đường nông thôn.

Tổ chức giao thông trên đường giao thông nông thôn

Căn cứ Điều 13 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT quy định về hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về tổ chức giao thông trên đường giao thông nông thôn:

Nội dung tổ chức giao thông được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ và các quy định sau:

  • Phân làn, phân luồng, phân tuyến cho người, phương tiện tham gia giao thông và quy định thời gian đi lại (nếu cần) cho phù hợp với điều kiện thực tế;
  • Quy định các đoạn đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe, đường cấm (nếu cần);
  • Lắp đặt hệ thống báo hiệu đường bộ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
  • Thông báo công khai, kịp thời khi có sự thay đổi về phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

Người chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống đường giao thông nông thôn thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn, Đơn vị quản lý đường giao thông nông thôn có trách nhiệm:

  • Tổ chức, hướng dẫn người tham gia giao thông thực hiện đúng quy định tại khoản 1 Điều này và chấp hành quy định về tổ chức giao thông do cơ quan có thẩm quyền tại khoản 2 Điều này quy định;
  • Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân hiểu và chấp hành đúng các quy định khi tham gia giao thông và quy định về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn.

Phân loại đường giao thông nông thôn

Đường giao thông nông thôn được phân loại như sau:

Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, phường, thị trấn hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện.

Đường trục xã, liên xã: Là đường nối trung tâm hành chính xã với các thôn hoặc đường nối giữa các xã (không thuộc đường huyện) có thiết kế cấp IV.

Đường thôn: Là đường nối giữa các thôn (xóm).

Đường ngõ xóm: Là đường nối giữa các hộ gia đình (đường chung của liên gia).

Đường trục chính nội đồng: Là đường chính nối từ đồng ruộng đến khu dân cư.

Cứng hóa: là mặt đường được trải bằng một trong những loại vật liệu như đá dăm, lát gạch, bê tông xi măng…

Quy định chiều rộng đường nông thôn mới năm 2023

Căn cứ quy định tại Mục 4 Chương II Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 932/QĐ-BGTVT năm 2022 về các tiêu chuẩn kỹ thuật về mặt đường như sau:

“4.1. Mặt đường là bộ phận chịu tác dụng trực tiếp của bánh xe của các phương tiện cơ giới và thô sơ, cũng như chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết khí hậu (mưa, nắng, nhiệt độ, gió…). Vì vậy, để cho các phương tiện giao thông đi lại được dễ dàng mặt đường cần thỏa mãn các điều kiện sau:

Phải đủ độ bền vững (đủ cường độ) dưới tác dụng của tải trọng truyền trực tiếp qua bánh xe xuống mặt đường (đặc biệt là với loại xe súc vật bánh cứng) cũng như tác dụng của thời tiết, khí hậu.

Phải đủ độ bằng phẳng để xe đi lại êm thuận và mặt đường không bị đọng nước.

Quy định chiều rộng đường nông thôn mới năm 2023
Quy định chiều rộng đường nông thôn mới năm 2023

4.2. Độ dốc ngang mặt đường GTNT tùy thuộc vào lượng mưa vùng và loại mặt đường cụ thể. Độ dốc ngang phần mặt đường yêu cầu từ 2% đến 4% (loại mặt đường là bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng lấy trị số thấp, loại mặt đường không có lớp phủ mặt kín nước lấy trị số cao), phần lề đường từ 4% đến 5%.

4.3. Cần phải bố trí rãnh xương cá trên phần lề đường để nước trong móng đường có thể thoát ra ngoài nhất là đối với loại mặt đường không có lớp phủ mặt kín nước. Khoảng cách rãnh xương cá thường là 50 m được bố trí so le về hai phía dọc theo tuyến đường. Kích thước rãnh xương cá thường là hình thang có đáy lớn 50 cm quay vào phía trong, đáy nhỏ 30 cm quay ra phía ngoài và hướng theo chiều nước chảy, chiều sâu tới nền đường và phủ mặt phía trên bằng vật liệu kết cấu lề đường. Vật liệu làm rãnh xương cá dùng đá dăm cấp phối có kích thước từ 1,0 cm đến 4,0 cm.

4.4. Trong đường cong nếu phải mở rộng nền đường như quy định ở Điểm 5.3.4 TCVN 10380:2014 “Đường Giao thông nông thôn – Yêu cầu thiết kế” thì mặt đường cũng cần được mở rộng tương ứng và nên có độ dốc nghiêng về phía bụng.

4.5. Nên tận dụng các loại vật liệu sẵn có của địa phương để làm mặt đường nhằm giảm giá thành xây dựng đường như: đá dăm, cấp phối đá dăm, đá thải từ các mỏ đá, xỉ lò các loại, đá chẻ (đá lát), gạch lát, gạch vỡ, cuội sỏi, cát sỏi, đất đồi lẫn sỏi sạn (sỏi ong). Có thể kết hợp, phối trộn các loại vật liệu trên đây để cải thiện khả năng chịu lực, khả năng ổn định của lớp vật liệu mặt đường trước tác động của thiên nhiên.

4.6. Tùy theo cấp hạng kỹ thuật, điều kiện kinh tế cho phép nhất là đối với những khu vực kinh tế phát triển, có thể sử dụng mặt đường một hoặc nhiều lớp (bao gồm cả lớp móng) như là: mặt đường cấp phối đá dăm láng nhựa, đất tại chỗ gia cố vôi, xi măng găm đá láng nhựa, đá gia cố xi măng láng nhựa, bê tông xi măng đầm lăn, bê tông nhựa, bê tông xi măng. Khi áp dụng các loại kết cấu mặt đường này tuân thủ theo các quy định hiện hành.”

Các quy định về mặt đường, tiêu chuẩn độ dốc, tiêu chuẩn đường cong, cấp kỹ thuật đường được quy định như trên.

Quy định về kết cấu mặt đường và độ bằng phẳng của mặt đường giao thông nông thôn như thế nào?

Căn cứ quy định tại tiểu mục 4.7 Mục 4 Chương II Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 932/QĐ-BGTVT năm 2022 về kết cấu mặt đường và độ bằng phẳng của mặt đường như sau:

“4.7. Kết cấu mặt đường

a) Đường GTNT thuộc loại đường ít xe (lưu lượng xe quy đổi trong một ngày đêm ≤ 200) nên kết cấu mặt đường cho phép lấy theo định hình. Kết cấu mặt đường GTNT điển hình xây dựng mới và cải tạo tùy theo cấp hạng kỹ thuật của đường tham khảo ở Bảng 4, Bảng 5.

b) Đối với đường GTNT loại A, loại B khi có trên 15% tổng lưu lượng xe là xe tải nặng (tải trọng trục lớn hơn 6000 kg) thì thiết kế mặt đường phải tuân theo TCCS 38:2022/TCĐBVN “Áo đường mềm – các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế” hoặc TCCS 39:2022/TCĐBVN “Thiết kế mặt đường bê tông xi măng thông thường có khe nối trong xây dựng công trình giao thông”.

4.8. Độ bằng phẳng mặt đường được đánh giá bằng thước dài 3,0 m theo TCVN 8864:2011. Đối với mặt đường là BTXM hoặc BTN yêu cầu tất cả các khe hở phải dưới 5 mm, đối với các loại khác yêu cầu tất cả các khe hở phải dưới 10 mm.”

Vì vậy, như đã đề cập ở trên, việc xây dựng vỉa hè là bắt buộc trên những con đường ít xe qua lại và đường cao tốc loại A và B khi 15% tổng lưu lượng phương tiện trở lên là phương tiện chở hàng nặng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định chiều rộng đường nông thôn mới năm 2023” .Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn Luật đất đai.com với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn giá thu hồi đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline:  0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Biển báo hiệu đường bộ trên đường nông thôn mới được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành về biển báo hiệu đường bộ và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn cụ thể như sau:
Biển “Hạn chế trọng lượng xe” (Biển số 115); Trường hợp có quy định hạn chế trọng lượng trên trục xe thì cắm biển “Hạn chế trọng lượng trên trục xe” (Biển số 116);
Biển báo quy định “Tốc độ tối đa cho phép” (Biển số 127);
Trường hợp có quy định cấm đối với loại xe nào thì cắm biển cấm đối với loại xe đó (Ví dụ đoạn đường cần cấm tất cả các loại ô tô tải từ 1,5 T trở lên thi cắm biển “Cấm ô tô tải” (Biển số 106a);
Trường hợp đường GTNT giao nhau với đường sắt có rào chắn phải cắm biển “Giao nhau với đường sắt có rào chắn” (Biển số 210), trường hợp không có rào chắn phải cắm biển “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn” (Biển số 211a);
Tại vị trí đường GTNT giao nhau với quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện phải cắm biển “Giao nhau với đường ưu tiên” (Biển số 208);
Đường GTNT bắt đầu đi vào khu đông dân cư phải cắm biển “Bắt đầu khu đông dân cư (Biển số 420), ra khỏi khu đông dân cư phải cắm biển “Hết khu đông dân cư” (Biển số 421);
Đường GTNT đi qua các khu vực sát sông, hồ hoặc vực sâu phải cắm biển “Kè, vực sâu phía trước” (Biển số 215), xây dựng tường hộ lan bảo vệ theo Quy chuẩn QCVN 41:2012/BGTVT.
Các biển báo hiệu đường bộ khác phù hợp với tổ chức giao thông, điều kiện khai thác và tình trạng tuyến đường.

Yêu cầu đối với công tác quản lý, vận hành khai thác đường nông thôn mới như thế nào?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về yêu cầu đối với công tác quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn cụ thể như sau:
Việc quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn phải bảo đảm an toàn giao thông, an toàn cho công trình đường bộ, an toàn cho người, tài sản và công trình khác trong phạm vi hành lang an toàn đường giao thông nông thôn, phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
Đường giao thông nông thôn khi đưa vào vận hành khai thác phải bảo đảm chất lượng theo quy định.
Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi sau:
Tự ý tháo, lắp hoặc có hành vi phá hoại, làm mất tác dụng các bộ phận, hạng mục của công trình đường giao thông nông thôn;
Lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường giao thông nông thôn;
Sử dụng các bộ phận, hạng mục thuộc công trình đường GTNT, đất của đường GTNT trái quy định;
Lắp đặt trái phép đường ống cấp nước, thoát nước, dây tải điện, cáp quang, cáp viễn thông và các công trình khác vào các bộ phận, hạng mục đường giao thông nông thôn hoặc trong phạm vi hành lang an toàn đường giao thông nông thôn.