Quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam quy định như thế nào?

27/07/2023 | 16:08 13 lượt xem SEO Tài

Đất đai là một vùng đất có ranh giới rõ ràng, vị trí xác định và diện tích cụ thể, đồng thời có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi theo chu kỳ. Những biến đổi này có thể được dự đoán và ảnh hưởng đến việc sử dụng đất trong hiện tại và trong tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội. Các yếu tố này bao gồm đa dạng như thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thực vật, thủy văn, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người. Hãy cùng tư vấn luật đất đai tìm hiểu về Quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam được quy định như thế nào? tại bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai 2013

Quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam được quy định như thế nào?

Đất đai là một tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, đóng vai trò không thể thay thế trong việc phục vụ sản xuất và phát triển của đất nước. Đối với nông nghiệp và lâm nghiệp, đất đai được coi là tư liệu sản xuất đặc biệt, là căn cứ vật chất cho hoạt động trồng trọt, nuôi trồng và khai thác lâm sản. Sự phong phú và chất lượng của đất đai trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, là nguồn cung cấp thực phẩm và nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp chế biến.

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Đất đai 2013 quy định về sở hữu đất đai như sau:

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.

Ngoài ra, tại Điều 5 Luật Đất đai 2013 còn quy định về người sử dụng đất như sau:

Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

– Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);

– Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);

– Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;

– Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;

– Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam được quy định như thế nào?

Như vậy, đất đai theo quy định của pháp luật Việt Nam thì thuộc sở hữu của toàn dân và do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và quản lý sau đó sẽ trao quyền cho các đối tượng sử dụng đất.

Tại sao đất đai thuộc sở hữu toàn dân?

Đất đai đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc duy trì môi trường sống cân bằng và hài hòa. Đất đai là nơi cư trú của nhiều loài động vật và thực vật, là nền tảng để xây dựng các hệ sinh thái phong phú và đa dạng. Việc bảo vệ và bảo tồn đất đai không chỉ đảm bảo sự sống còn của các loài sinh vật mà còn duy trì cân nhắc môi trường, giúp điều hòa khí hậu và ngăn chặn hiện tượng xói mòn đất. Vậy tại sao đất đai thuộc sở hữu toàn dân?

Ngày 04/12/1953, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua Luật Cải cách ruộng đất. Trong đó nêu rõ mục đích và ý nghĩa cải cách ruộng đất như sau:

“Điều 1. Mục đích và ý nghĩa cải cách ruộng đất là:

– Thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam; xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ,

– Để thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân,

– Để giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và mở đường cho công thương nghiệp phát triển,

– Để cải thiện đời sống của nông dân, bồi dưỡng lực lượng của nhân dân, lực lượng của kháng chiến,

– Để đẩy mạnh kháng chiến, hoàn thành giải phòng dân tộc, củng cố chế độ dân chủ nhân dân, phát triển công cuộc kiến quốc”.

Tại Hiến pháp năm 1959, Điều 12 quy định:

“Các hầm mỏ, sông ngòi, và những rừng cây, đất hoang, tài nguyên khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu của toàn dân”.

Tại Hội nghị lần thứ Tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã phát biểu chỉ đạo như sau:

“Nhân đây tôi nhấn mạnh một điểm rất quan trọng trong dự thảo Hiến pháp- Hiến pháp 1980-  mới là chuyển toàn bộ đất đai thành sở hữu toàn dân.

Có thể thấy, từ những ngày đầu cho đến tận bây giờ, pháp luật nước ta đã nhất quán và thống nhất quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Điều này là hoàn toàn đúng với quy luật tiến lên chủ nghĩa xã hội, đúng với thực trạng ruộng đất nước ta, phù hợp với lợi ích toàn xã hội và cũng phù hợp lợi ích của người dân.

Việc thống nhất chế định sở hữu toàn dân về đất đai đã đảm bảo những giá trị sau:

– Về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Nhà nước: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân nên đất đai thuộc sở hữu toàn dân là một tất yếu.

– Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý là điều kiện hết sức quan trọng trong giai đoạn đất nước ta thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

– Đất đai thuộc sở hữu toàn dân phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường Việt Nam, tạo điều kiện cho người sử dụng đất nâng cao giá trị sử dụng đất, phát huy nguồn lực đất đai.

Chế độ sở hữu này bảo đảm được sự bình đẳng, tính công bằng trong việc Nhà nước thực hiện thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất….

Nhìn chung, đất đai không giống với các loại tài sản khác, sử hữu đất đai có tính đặc thù riêng, được chia sẻ giữa Nhà nước, cộng đồng và người nắm giữ.

Các nguyên tắc cơ bản của Luật đất đai năm 2013

Việc bảo vệ và quản lý hợp lý đất đai là cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia, duy trì môi trường sống cân bằng và tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống của người dân. Các nguyên tắc cơ bản của Luật đất đai năm 2013 hiện nay được quy định chi tiết như sau:

Điều 6 Luật đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất:

1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam được quy định như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như giá dịch vụ làm sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Quy định pháp luật về kế hoạch sử dụng đất như thế nào?

Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.

Những hành vi nào bị nghiêm cấm khi sử dụng đất đai?

Tại Điều 12 Luật Đất đai năm 2012 quy định các hành vi bị nghiêm cấm đó là:
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất là như thế nào?

Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.