Xử lý vi phạm lấn chiếm đất rừng

29/09/2022 | 18:13 43 lượt xem Lò Chum

Xử lý vi phạm lấn chiếm đất rừng?

Thưa luật sư, tôi có một mảnh đất đất cạnh đất rừng của địa phương, mảnh đất này chúng tôi bỏ hoang nên đã quyết định trồng cây ăn quả. Khi phát và đốt để trồng thì có bị lan qua khu rừng bên cạnh 4m. Vì chúng tôi thuê người để quốc đất cho nên họ không biết nên đã quốc ra cả phần đất bị cháy lan đó. Tôi muốn hỏi luật sư, Xử lý vi phạm lấn chiếm đất rừng như thế nào? Các chế tài vi phạm ra sao? Và có các biện pháp khắc phụ hậu quả ra sao đối với hành vi vi phạm lấn chiếm đất rừng? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Xử lý vi phạm lấn chiếm đất rừng? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý:

 Lấn chiếm đất rừng được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về hành vi lấn, chiếm đất như sau:

Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép

– Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Hành vi lấn chiếm đất rừng có thể hiểu là hành vi sử dụng đất rừng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai và tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất rừng.

Hành vi trên thuộc hành vi bị cấm trong Luật đất đai 2013, cụ thể Khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định các hành vi cấm trong lĩnh vực đất đai, trong đó có quy định là cấm hành vi lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

Theo Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

Trong khi đó, chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong 4 trường hợp sau:

– Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép.

– Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép.

– Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình/cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp).

– Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Như vậy, lấn đất tức là hành vi có dấu hiệu dịch chuyển, thay đổi ranh giới, mốc giới của thửa đất trên thực tế so với diện tích được quy định trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chiếm đất thường là những hành vi sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc giao quyền sử dụng.

Đất rừng là gì? 

Đất rừng là một khái niệm quá quen thuộc với chúng ta, vì không khó để có thể thấy đất rừng trên thực tế, đất rừng là một trong những loại đất chiếm ¾ diện tích đất cả nước và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế, môi trường, lẫn chính trị. Vì vậy, chính sách quy định về đất rừng không những được quy định trong luật đất đai về rừng 1993, 2003, 1993 mà còn có Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 với nhiều các điều luật đất rừng bao gồm các chính sách. Vẫn còn nhiều người nhầm lẫn và không hiểu rõ  đất rừng có phải là đất nông nghiệp không hay chưa hiểu rõ về đất rừng bao gồm những loại nào, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên hay rừng trồng, đất rừng có được thế chấp không… Theo quy định của Luật đất đai 2013 tại Điều 10 quy định về phân loại đất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trong đó, đất rừng gồm 3 nhóm đất là đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng được phân vào nhóm đất nông nghiệp

Đối tượng nào bị áp dụng các biện pháp xử phạt lấn chiếm đất rừng?

Đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong việc lấn chiếm đất rừng bị xử phạt bao gồm:

Một, hộ gia đình, cộng đồng dân cư; cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân)

Hai, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức);

Ba, cơ sở tôn giáo.

Biện pháp và mức xử phạt lấn chiếm đất rừng như thế nào?

Biện pháp và mức phạt áp dụng khi xử phạt lấn chiếm đất rừng được quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính lĩnh vực đất đai bị áp dụng các biện pháp xử phạt và khắc phục hậu quả sau:Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Biện pháp khắc phục hậu quả (theo khoản 7 Điều 14) gồm:Một, buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi vi phạm trên.

Hai, buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi lấn chiếm đất rừng.

Ba, buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định;

Bốn, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định pháp luật

Ai có thẩm quyền xử phạt lấn chiếm đất rừng?

Xử lý vi phạm lấn chiếm đất rừng?
Xử lý vi phạm lấn chiếm đất rừng?

Vì chưa xác định được đối tượng vi phạm nên cấp có thẩm quyền dưới đây sẽ tiến hành tịch thu tang vật vi phạm theo quy định sau:

Điều 31. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính (Nghị định 102/2014/NĐ-CP)

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền;

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; buộc làm thủ tục đính chính Giấy chứng nhận bị sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung; buộc hủy bỏ giấy tờ giả liên quan đến việc sử dụng đất; buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền do vi phạm.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; buộc làm thủ tục đính chính Giấy chứng nhận bị sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung; buộc hủy bỏ giấy tờ giả liên quan đến việc sử dụng đất; buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền do vi phạm.

Điều 32. Thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành đất đai

1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

2. Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Sở, Chánh thanh tra Sở tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; buộc làm thủ tục đính chính Giấy chứng nhận bị sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung; buộc hủy bỏ giấy tờ giả liên quan đến việc sử dụng đất; buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền do vi phạm.

3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; buộc làm thủ tục đính chính Giấy chứng nhận bị sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung; buộc hủy bỏ giấy tờ giả liên quan đến việc sử dụng đất; buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền do vi phạm.

4. Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; buộc làm thủ tục đính chính Giấy chứng nhận bị sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung; buộc hủy bỏ giấy tờ giả liên quan đến việc sử dụng đất; buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền do vi phạm.

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi lấn chiếm đất rừng

Hành vi lấn, chiếm đất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai theo Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):

– Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Xử lý vi phạm lấn chiếm đất rừng. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, hợp đồng mua bán nhà đất mẫu Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến đất đai vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Đất rừng sản xuất có được xây dựng nhà không?

Như vậy, đất rừng sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Theo quy định tại điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất  cụ thể phải thực hiện theo nguyên tắc đó là  phải thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất để có thể phù hợp với định hướng sử dụng đất của nhà nước, ngoài ra còn phải tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh và người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan về sử dụng đất.
Từ những phân tích nêu trên chúng ta có thể kết luận là không thể xây nhà trên đất rừng sản xuất, nếu Anh/Chị sử dụng sai mục đích sử dụng đất sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Để xây nhà trên đất rừng sản xuất thì Anh/Chị cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Đất rừng có được cấp sổ xanh (số đỏ) hay không?

Hiện nay, đất rừng có sổ xanh theo quy định của pháp luật có thể là sổ xanh không được phổ biến như sổ đỏ hay sổ hồng cũng không thường được nhắc đến trong các văn bản pháp luật hiện nay nhưng sổ xanh vẫn tồn tại trong nhiều giao dịch và khiến không ít các khách hàng cảm thấy lúng túng khi gặp phải sổ xanh và không biết giá trị pháp lý của sổ xanh. Chính vì thế sổ xanh tuy “cũ” mà lại “mới” với những ai thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về pháp lý. Sổ xanh được Lâm trường cấp với mục đích là để có thể khai thác và trồng rừng, căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật đất đai 2013 có quy định đất sổ xanh thuộc vào nhóm đất nông nghiệp. Đây cũng là lý do chính khiến nhiều người biết về sổ xanh hay gọi chúng với tên gọi là sổ xanh đất nông nghiệp.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng sản xuất cấp cho người sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật. Người sử dụng đất rừng sản xuất muốn được cấp sổ xanh (sổ đỏ) thì cần phải đảm bảo các điều kiện theo quy định, làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất và đóng các khoản phí và lệ phí.

Quy định về các loại đất rừng theo Luật đất đai hiện nay có bao nhiêu loại?

Theo quy định của Luật đất đai năm 2013 có ba loại đất rừng được xếp vào nhóm đất nông nghiệp bao gồm : Đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng.
– Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản khác, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp với phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.
– Rừng phòng hộ: được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
– Rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.