Đất hương hỏa có được chuyển nhượng không?

06/01/2024 | 09:22 217 lượt xem Thủy Thanh

Câu hỏi: Chào luật sư, dòng họ nhà tôi có một mảnh đất dùng để xây dựng một nhà thờ với diện tích là hơn 800 mét vuông, sau khi xây xong nhà thờ họ thì vẫn còn thừa một khoảng đất là hơn 70 mét vuông, hiện nay thì bác tôi đang có nhu cầu muốn mua lại phần diện tích đất này để mở rộng thêm diện tích đất nhà bác tôi tại bên cạnh đó và sau khi trao đổi thì cả họ đều đồng ý chuyển nhượng cho bác tối diện tích đất đó. Tuy nhiên thì chúng tôi đang có thắc mắc là “Đất hương hỏa có được chuyển nhượng” hay không ạ?. Mong luật sư giải đáp.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, để giải đáp thắc mắc của mình cũng như tìm hiểu các vấn đề liên quan đến đất hương hỏa thì mời bạn hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Quy định về đất hương hỏa

Trong hệ thống pháp luật hiện hành của nước ta hiện nay không có nội dung nào quy định cụ thể về khái niệm đất hương hỏa. Tuy nhiên, dựa trên thực tế mục đích sử dụng của người dân đối với loại đất này cũng như cách hiểu thông dụng thì ta có thể hiểu đất hương hỏa là phần diện tích đất được dùng cho mục đích thờ cúng.

Về cơ bản, đất hương hỏa là đất do dòng họ, tổ tiên, ông bà hoặc cha mẹ để lại cho con cháu cùng hưởng dụng, được dùng để thờ cúng dòng họ, tổ tiên.

Loại đất này vốn là đất ở hoặc đất nông nghiệp/đất phi nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng và được cơ quan chức năng địa phương công nhân sử dụng vào mục đích hương hỏa.

  • Đất của hộ gia đình, cá nhân để trở thành đất hương hỏa thì phải có sự định đoạt một cách hợp pháp của chủ sử dụng đất bằng hình thức lập Chứng thư hương hỏa, di chúc… với nội dung là: Để lại nhà đất đó làm nơi cúng giỗ tổ tiên, lưu truyền đời này qua đời khác, không con cháu nào được phép bán, chuyển nhượng…
  • Theo Chương XXII của Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế theo di chúc: pháp luật chỉ công nhận ý chí của người để lại di sản quyền sử dụng đất trong trường hợp người đó để lại di chúc và nêu rõ việc để lại một phần di sản quyền sử dụng đất của mình làm đất hương hỏa.

Có thể hiểu đất hương hỏa là “di sản dùng vào việc thờ cúng” được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.

Di sản dùng vào việc thờ cúng được hiểu là tài sản được dùng vào mục đích thờ cúng. Tài sản này không nên hiểu theo nghĩa cơ học của chính nó mà phải hiểu bản chất tài sản, có chứa đựng bản chất giá trị tài sản dùng vào việc thờ cúng. Như vậy, di sản dùng vào việc thờ cúng trước hết là tài sản, tài sản này xét về giá trị phục vụ cho mục đích thờ cúng. Loại tài sản dùng vào việc thờ cúng không đồng nhất về cơ cấu hoá, lý, sinh nhưng đồng nhất về mặt tài sản được dùng với mục đích thờ cúng.

Theo đó, người lập di chúc có quyền để lại một phần di sản thừa kế để dùng vào việc thờ cúng, đồng thời có thể chỉ định người quản lý phần di sản để lại đó, trừ trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán các nghĩa vụ về tài sản của người chết. Đất hương hỏa không được phân chia di sản thừa kế như các loại đất, tài sản khác.

Để xác định là đất hương hỏa cần dựa trên các căn cứ sau:

– Thông qua hình thức định đoạt một cách hợp pháp của chủ sử dụng đất qua việc: Lập di chúc, chứng thư hương hoả,… trong đó có nêu rõ nội dung: Để lại phần nhà đất để làm nơi thờ cúng dòng họ, tổ tiên, lưu truyền từ đời này sang đời khác, không được phép mua bán, chuyển nhượng.

– Theo Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật chỉ công nhận ý chí của người để lại di sản trong trường hợp người này để lại di chúc nêu rõ việc để lại một phần quyền sử dụng đất của mình để sử dụng cho mục đích hương hỏa.

Đất hương hỏa có được chuyển nhượng không?

Thờ cúng ông bà tổ tiên là một nét đẹp truyền thống văn hóa rất lâu đời của nước Việt Nam ta, truyền thống này được lưu truyền từ đời này sang đời khác và đã trở thành một trong những chuẩn mực đạo đức tại nước ta hiện nay. Vậy nên một số vấn đề liên quan đến việc thờ cúng này cũng đã được pháp luật quy định cụ thể.

Đất hương hỏa được tổ tiên, ông bà, cha mẹ để lại được xem là tài sản sở hữu chung của dòng họ các đồng thừa kế.

Căn cứ Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015, nếu người để lại di sản có lập di chúc với mục đích để lại một phần di sản thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình dùng vào việc thờ cúng, hương hỏa thì phần di sản này không được đưa vào để chia thừa kế. Đồng thời giao cho người được chỉ định trong di chúc của người để lại di sản quản lý để thực hiện thờ cúng. 

Trường hợp người được chỉ định quản lý không thể thực hiện được theo các yêu cầu trong di chúc thì những người thừa kế có quyền thống nhất giao cho một người khác quản lý phần đất hương hoả đó để thờ cúng. Nếu di chúc không chỉ định người quản lý đất hương hỏa thì những người thừa kế sẽ cử ra người quản lý.

Đất hương hỏa có được chuyển nhượng

Như vậy, nếu trong di chúc của người để lại di sản nêu rõ dành một phần thửa đất được sử dụng vào mục đích thờ cúng thì những người trong hàng thừa kế không được chia thừa kế phần đất này, đồng thời cũng không được chuyển nhượng, mua bán thửa đất đó, kể cả trong trường hợp tất cả những người trong hàng thừa kế đề đồng ý chuyển nhượng, mua bán thì cũng không được thực hiện.

Tuy nhiên, trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán các nghĩa vụ về tài sản của người đó thì phần di sản này sẽ không được dùng vào việc thờ cúng.

Như vậy thì người quản lý đất hương hỏa chỉ là người đứng ra quản lý nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục đích của di sản là dùng vào việc thờ cúng. Như vậy, đất hương hỏa là một trong số ít trường hợp không được phép chuyển nhượng đất. Trong thực tế, đất hương hỏa sẽ được nhượng quyền quản lý cho người khác (đời trước chuyển cho đời sau hoặc chuyển cho người có khả năng quản lý tốt hơn) trên hình thức lập di chúc và chỉ được dùng vào việc thờ cúng.

Quy định về cấp giấy chứng nhận cho đất hương hỏa

Theo quy định tại Điều 211 Bộ luật Dân sự 2015, sở hữu chung của cộng đồng hay sở hữu chung của dòng họ đối với đất hương hỏa là tài sản được hình thành theo tập quán, tặng cho chung, thừa kế chung phù hợp với quy định pháp luật nhằm mục đích chung là thờ cúng tổ tiên, dòng họ.

Đất hương hỏa được các thành viên cùng quản lý, sử dụng vì mục đích chung và không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, cũng như không được trái với ý nguyện của người để lại tài sản. Đồng thời đây là tài sản chung hợp nhất không phân chia của cộng đồng. 

Đối chiếu với quy định về quyền của chủ sử dụng đất thì những người này hoàn toàn có quyền xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất này để được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.

Người đại diện cho cộng đồng phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để được cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận theo quy định. 

Ngoài các giấy tờ, trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận thông thường, cần phải xác định tên của cộng đồng sử dụng chung đất hương hỏa để ghi tên trên Giấy chứng nhận (cộng đồng dân cư xác định và được UBND cấp xã xác nhận) và địa chỉ sinh hoạt chung của những đồng sử dụng đất (căn cứ theo điểm i khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT).

Giải quyết tranh chấp đất hương hỏa

Trên thực tế thì tranh chấp đất đai diễn ra rất nhiều tại nước ta hiện nay với nhiều hình thức cũng như nhiều dạng tranh chấp. Loại đất có xảy ra tranh chấp thương là đất ở hoặc đất nông nghiệp, tuy nhiên cũng có một số trường hợp xảy ra tranh chấp đối với đất hương hỏa. Vậy thì cách giải quyết tranh chấp đất hương hỏa ra sao?, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Căn cứ theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 về Hòa giải tranh chấp đất đai:

  • Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
  • Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
  • Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Theo Điều 203 Luật Đất đai 2013, Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

  • Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
  • Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

ông tin liên hệ:

Vấn đề Đất hương hỏa có được chuyển nhượng” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan đến quy định pháp luật. vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Có được bán di sản dùng vào việc thờ cúng không?

“Điều 670. Di sản dùng vào việc thờ cúng
1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.
Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng”.
Như vậy căn cứ vào khoản 1 Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2015 thì tài sản dùng vào việc thờ cúng thì không chia thừa kế.

Quy định về giải quyết tranh chấp về đất hương hỏa của tòa án?

Theo Điều 203 Luật Đất đai 2013, Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã mà không thành, mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết. Do đó, tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất hương hỏa. Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”.