Xử lý đất vượt hạn điền như thế nào?

16/01/2023 | 10:23 104 lượt xem Hương Giang

Hạn điền là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong thời gian trước đây dùng để chỉ hạn mức đất đai người dân được nhận chuyển nhượng. Hiện nay, pháp luật không quy định thuật ngữ hạn điền tại các văn bản pháp luật mà sử dụng cụm từ “hạn mức giao đất” để thay thế. Khi xảy ra tranh chấp liên quan đến vấn đề này, nhiều độc giả thắc mắc không biết Xử lý đất vượt hạn điền như thế nào? Quy định về mức hạn điền ra sao? Chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn điền có bị xử phạt không? Sau đây, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này cùng những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai năm 2013

Hạn điền là gì?

Hạn điền là một thuật ngữ được sử dụng từ những triều đại phong kiến trước đây nhằm mục đích hạn chế việc giai cấp địa chủ chiếm giữ nhiều đất đai. Trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam không có định nghĩa cụ thể về thuật ngữ hạn điền, thuật ngữ này chỉ được nhắc đến trong một vài văn bản, còn lại đa phần sử dụng các thuật ngữ như: “hạn mức giao đất” hay “hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp”.

Luật Đất đai 2013 tiếp tục sử dụng các thuật ngữ “hạn mức giao đất” và “hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp” nhưng có quy định cụ thể hơn về trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đối với diện tích vượt hạn mức thì chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất chứ không bồi thường về đất. Vậy pháp luật Xử lý đất vượt hạn điền như thế nào?

Quy định về mức hạn điền như thế nào?

Để trả lời câu hỏi Xử lý đất vượt hạn điền như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu Điều 129 Luật đất đai năm 2013  quy định rõ về mức hạn điền, hay còn gọi là hạn mức giao đất nông nghiệp hiện nay:

Điều 129. Hạn mức giao đất nông nghiệp

1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:

a) Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

b) Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

3. Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất:

a) Đất rừng phòng hộ;

b) Đất rừng sản xuất.

4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta.

5. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Xử lý đất vượt hạn điền
Xử lý đất vượt hạn điền

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

6. Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

7. Đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.

Cơ quan quản lý đất đai nơi đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hộ gia đình, cá nhân đó đăng ký hộ khẩu thường trú để tính hạn mức giao đất nông nghiệp.

8. Diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều này.

Xử lý đất vượt hạn điền như thế nào?

Sau đây là hướng dẫn của pháp luật về việc Xử lý đất vượt hạn điền: Việc bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được quy định tại Điều 77 Luật đất đai 2013, cụ thể như sau:

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định sau đây:

a) Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 129, Điều 130 của Luật này và diện tích đất do được nhận thừa kế;

b) Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại;

c) Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.”

Khoản 1 Điều 4 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định:

“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức do nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 do được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người khác theo quy định của pháp luật mà đủ điều kiện được bồi thường thì được bồi thường thì được bồi thường, hỗ trợ theo diện tích thực tế mà Nhà nước thu hồi đất.

2. Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai thì chỉ được bồi thường đối với diện tích đất trong hạn mức giao đất nông nghiệp. Đối với phần diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất nông nghiệp thì không được bồi thường về đất nhưng được xem xét hỗ trợ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này.”

 Như vậy, căn cứ quy định trên của pháp luật, Việc bồi thường xử lý đất vượt hạn điền khi thu hồi đất nông nghiệp được xác định trong các trường hợp như sau:

Trường hợp 1: diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức do được giao, được công nhận quyền sử dụng đất, khi thu hồi không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

Trường hợp 2: diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất do được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người khác theo quy định của pháp luật nếu đủ điều kiện được bồi thường thì được bồi thường, hỗ trợ theo diện tích thực tế mà Nhà nước thu hồi.

Trường hợp 3: diện tích đất nông nghiệp sử dụng do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhưng không có giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận thì chỉ được bồi thường về đất đối với di

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Xử lý đất vượt hạn điền”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Mức bồi thường thu hồi đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn điền có bị xử phạt không?

Theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, hành vi nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 130 của Luật đất đai và Điều 44 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP sẽ bị phạt đến 50 triệu đồng.

Đất bị thu hồi thì có được bồi thường phần đất nông nghiệp vượt hạn điền hay không?

Đối với hộ gia đình đang sử dụng đất nông nghiệp chuyển nhượng không có Giấy chứng nhận thì chỉ được bồi thường về đất giao trong hạn mức đất nông nghiệp. Đối với phần diện tích nông nghiêp vượt hạn mức không bồi thường về đất nhưng được hỗ trợ theo quy định sau tại Điều 25 Nghị định 47/2014/NĐ-CP như sau:
Ngoài việc hỗ trợ quy định tại các Điều 19, 20, 21, 22, 23 và 24 của Nghị định 47/2014/NĐ-CP, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định biện pháp hỗ trợ khác để bảo đảm có chỗ ở, ổn định đời sống, sản xuất và công bằng đối với người có đất thu hồi; trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hỗ trợ cho phù hợp với thực tế của địa phương; trường hợp đặc biệt trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Được nhà nước giao đất nông nghiệp để nuôi tôm trong mức hạn điền thì hộ gia đình có phải đóng tiền không?

Như vậy theo quy định này gia đình anh nếu được nhà nước giao đất nông nghiệp để nuôi tôm trong hạn mức thì được xem là trực tiếp sản xuất nông nghiệp vì thế không phải đóng tiền sử dụng đất trong trường hợp này.