Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất là gì?

20/06/2023 | 16:28 32 lượt xem Trang Quỳnh

Đất đai là một nguồn tài nguyên quan trọng và quý giá đối với sự phát triển của đất nước, khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì đất đai ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình là một hàng hóa đặc biệt khi nhu cầu sử dụng đất ngày càng nhiều. Việc này cũng dẫn đến việc có nhiều tranh chấp đất đai xảy ra và tính chất của các vụ tranh chấp phức tạp và đa dạng. Nhà nước đã ban hành những quy định pháp luật để điểu chỉnh quan hệ đất đai, vậy chi tiết quy định về tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất là gì? Khi xảy ra tranh chấp đất đai, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu tại nội dung sau

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai năm 2013

Tranh chấp đất đai là gì?

Đất đai: Điều 4 Thông tư 14/2012/TT-BTNMT  quy định về khái niệm Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.

Tranh chấp đất đai:  Quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai

Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất là gì?

Tranh chấp liên quan đến đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ dân sự liên quan đến đất đai như giao dịch, di sản thừa kế, tài sản chung là quyền sử dụng đất.

Các trường hợp được xem là đất đai có tranh chấp

Trên thực tế giải quyết tranh chấp đất đai nhìn chung có các dạng tranh chấp liên quan đến đất đai được chia thành những trường hợp như sau:

Trường hợp thứ nhất: Tranh chấp đất đai thuộc vào dạng tranh chấp xác định chủ thể có quyền sử dụng đất

Tranh chấp về  quyền sử dụng đất là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai đó có quyền sử dụng đát hợp pháp với thửa đất, mảnh đất nào đó. Đây là các trường hợp liên quan đến việc công nhận người nào mới thật sự là người có quyền sử dụng đất trên một phần đất đang có tranh chấp. Ví dụ như tranh chấp diện tích đất do bị cấp trùng, lấn chiếm đất đai, tranh chấp ranh giới đất liền kề mà cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, lối đi, tranh chấp về một thửa đất hoặc một phần thửa đất, tài sản gắn liền với đất. Chủ yếu phân định quyền sử dụng đất thuộc về cá nhân, tổ chức nào.

Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất là gì?

Trường hợp thứ hai, là dạng tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất. Đây chính là các tranh chấp liên quan đến các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất.

Các giao dịch dân sự liên quan quyền sử dụng đất như chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất, bảo lãnh quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Mặc dù đây là các tranh chấp về hợp đồng dân sự nhưng đều có liên quan đến vấn đề chủ đạo là đất đai. Tuy nhiên về bản chất đây vẫn là tranh chấp về hợp đồng dân sự.

Trường hợp thứ ba, là trường hợp tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất

Các tranh chấp về đất đai trong lĩnh vực thừa kế thường xảy ra khi có sự kiện phân chia thừa kế theo quy định của luật hoặc theo yêu cầu được phân chia di sản thừa kế của những người ở hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

Trường hợp thứ tư, là trường hợp tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.

Trường hợp này thường liên quan đến việc tranh chấp những tài sản  được gắn liền với đất như: cây cối, nhà ở, tường rào, các công trình trên đất được giao. Bản chất của trường hợp tranh chấp này là xác định ai có quyền sử dụng đát và những tài nguyên khác gắn liền với mảnh đất đó

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay như thế nào?

Trong thực tế, tranh chấp đất đai được hiểu là sự tranh chấp về quyền quản lý, quyền sử dụng đối với một diện tích đất cụ thể. Các bên tranh chấp không thể cùng nhau tự giải quyết tranh chấp đó mà phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phân xử. Căn cứ theo quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh cấp đất đai  cụ thể tại điều 203 Luật đất đai 2013 quy định như sau:

“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

 Như vậy, khi xảy ra tranh chấp thuộc vào các dạng tranh chấp được trình bày như trên thì nếu các đương sự điều đầu tiên các bên phải tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã. Trong trường hợp có tranh chấp đất đai đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự có thể lựa chọn nộp đơn yêu cầu giải quyết tại Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Đầu tiên các bên sẽ tiến hành hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Trong trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. 

Trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất là gì?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như tư vấn đặt cọc đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ gì để khởi kiện tranh chấp đất đai?

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm có:
Đơn khởi kiện theo mẫu được Nhà nước ghi định.
Giấy tờ liên quan chứng minh về quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ thỏa mãn theo quy định tại Điều 100.
Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã nơi ở và biên bản phải có chữ ký của các bên tranh chấp về quyền sử dụng đất mới tính hợp lệ.
Giấy tờ của bên khởi kiện như: chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước và Sổ hộ khẩu.
Các giấy tờ chứng minh khác do bên khởi kiện cung cấp để làm chứng cứ giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất.

Thời hiệu khỏi kiện tranh chấp đất đai là bao lâu?

Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu không tính thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp liên quan đến đất đai là bao lâu?

– Tranh chấp về thừa kế: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản
– Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.