Chào Luật sư, hiện nay những quy định về tranh chấp đòi đất cho ở nhờ như thế nào? Trước đây ba má tôi có nói sẽ để lại đất và nhà cho vợ chồng tôi. Tuy nhiên vợ chồng tôi đi làm ăn xa không có ở nhà, nên ba mẹ tôi có cho cô và dượng tôi ở nhờ. Sau này ba mẹ tôi lớn tuổi nên có dọn lên ở cùng với vợ chồng tôi. Bây giờ ba mẹ tôi muốn đòi lại đất nhưng cô và dượng tôi lại có ý định chiếm đất. Không biết gia đình tôi có kiện để đòi lại đất cho ở nhờ được hay không? Quy định về Tranh chấp đòi đất cho ở nhờ hiện nay như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn luật đất đai của chúng tôi, Vấn đề này chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Đất cho ở nhờ là như thế nào?
Hiện nay có một số trường hợp mà một số người cho người khác đất để ở nhờ. Tuy nhiên sau một khoảng thời gian thì người ở nhờ lại muốn chiếm đoạt luôn đất cho ở nhờ. Vậy đất cho ở nhờ là gì? Đất cho ở nhờ hiện nay được quy định như sau:
Căn cứ theo Điều 494 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về việc mượn tài sản như sau:
“Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.”
Như vậy, theo quy định trên có thể hiểu đất cho ở nhờ hay còn gọi là mượn nhà đất là sự thỏa thuận của các bên, người có nhà đất cho bên khác mượn sử dụng trong một khoảng thời gian mà không phải trả tiền, và khi hết thời hạn mượn hay khi bên cho mượn có yêu cầu hoặc mục đích mượn đã đạt được thì bên mượn tài sản phải trả lại tài sản đó.
Những lưu ý trong việc cho ở nhờ cho mượn nhờ nhà hiện nay
Theo quy định hiện nay thì việc cho mượn đất ở nhờ có một số rủi ro nhất định, đó là Tranh chấp đòi đất cho ở nhờ. Chính vì vậy, trước khi đưa đến quyết định thì những lưu ý cần nắm hiện nay sẽ bao gồm:
Nếu đang có ý định muốn cho ở nhờ, cho mượn nhà đất của mình và muốn hạn chế rủi ro, tranh chấp sau nay, trước hết chủ nhà nên xác lập hợp đồng.
Nội dung của hợp đồng mượn nhà cần có những điều khoản sau:
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Thỏa thuận chi tiết kỹ lưỡng về nội dung chủ sở hữu được phép lấy lại nhà ở trong những trường hợp nào;
- Thời hạn cho mượn cho ở nhờ;
- Khi có tranh chấp phát sinh thì hai bên sẽ giải quyết thế nào.
Tham khảo mẫu hợp đồng cho ở nhờ, cho mượn nhà, Tranh chấp đòi đất cho ở nhờ
Lưu ý: Điều 153 Luật Nhà ở 2014 quy định:
- Việc cho mượn, cho ở nhờ nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu nhà ở đó. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì có quyền cho mượn, cho ở nhờ thuộc phần sở hữu của mình nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ sở hữu chung khác.
- Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có thể ủy quyền cho người đại diện ký hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà.
Để hợp đồng mượn nhà hợp pháp, bên cho ở nhờ và bên ở nhờ phải đáp ứng những điều kiện theo Điều 119 Luật Nhà ở 2014:
- Bên cho ở nhờ là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Bên cho ở nhờ là cá nhân có năng lực hành vi dân sự; tổ chức bán, cho thuê nhà ở phải có chức năng kinh doanh nhà ở, trừ trường hợp tổ chức bán nhà ở không nhằm mục đích kinh doanh.
- Bên mượn, bên ở nhờ nếu là cá nhân trong nước thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và phải có năng lực hành vi dân sự; nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải thuộc diện được sở hữu, được thuê nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở; nếu là tổ chức thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh.
Tranh chấp đòi đất cho ở nhờ thì giải quyết như thế nào?
Hiện nay tranh chấp đất đai điễn ra liên tục và có mỗi ngày, đặc biệt là Tranh chấp đòi đất cho ở nhờ. Việc đòi lại tài sản của tranh chấp đòi đất cho ở nhà thường phức tạp và khó khăn. Quy định về việc giải quyết tranh chấp đòi đất ở nhờ như sau:
Khi chủ nhà không có thỏa thuận hay hợp đồng với người mượn, ở nhờ nhà thì lấy lại bằng một trong các cách sau:
Cách 1. Thông báo về việc đòi nhà cho bên ở nhờ biết.
Điều 499 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên cho mượn tài sản như sau:
- Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
- Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.
Như vậy, để đòi lại nhà cho mượn, chủ nhà phải thông báo trước một khoảng thời gian hợp lý cho bên mượn biết về việc có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng nhà ở đó. Chủ nhà có thể tùy chọn cách thức thông báo như lời nói, văn bản, tin nhắn, email,…
Thậm chí, chủ nhà được đòi lại nhà ngay tức khắc mà không cần bên mượn đồng ý nếu người đó sử dụng nhà không đúng mục đích như thỏa thuận ban đầu: cho người khác ở nhờ mà không được chủ nhà đồng ý, mượn nhà nhưng không phải để ở,…
Nếu cách này không hiệu quả, người ở nhờ vẫn cương quyết từ chối trả lại nhà thì chủ nhà có thể khởi kiện tại Tòa án để đòi lại nhà.
Cách 2. Khởi kiện đòi lại nhà cho ở nhờ tại Tòa án.
Thủ tục dưới đây áp dụng đối với tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân trong nước với nhau.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
- Đơn khởi kiện theo mẫu.
- Tài liệu, giấy tờ chứng minh yêu cầu khởi kiện như: Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng), hợp đồng, văn bản cho mượn nhà (nếu có),…
- Bản sao giấy tờ tùy thân – Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân.
Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện
Địa điểm nộp hồ sơ: Nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc (điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).
Các phương thức nộp quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;
b) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có);
c) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Tòa án tiếp nhận và thụ lý
- Tòa án ra thông báo nộp tạm ứng án phí.
- Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại chi cục thi hành án cấp huyện theo giấy báo và mang biên lai nộp lại cho Tòa.
- Tòa thụ lý.
Thẩm phán thụ lý vụ án khi nhận được tài liệu, chứng cứ và đơn khởi kiện trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tạm ứng án phí.
Bước 4: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm
Thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa không quá 04 tháng, kể từ ngày thụ lý; trường hợp phức tạp có thể gia hạn một lần tối đa 02 tháng (Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự).
Căn cứ vào Điều 203 và Điều 208 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện những việc sau:
- Thu thập, xác minh tài liệu cần có cho quá trình giải quyết tranh chấp. Các bên cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
- Lấy ý kiến, lời khai của các bên và những người liên quan.
- Tổ chức phiên họp để rà soát việc tiếp cận, giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải.
Bước 5: Xét xử sơ thẩm
Nếu không thuộc trường hợp hòa giải thành, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, Thẩm phán sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Sau khi tiến hành các hoạt động nêu trên, các phán quyết cuối cùng được Tòa án đưa ra và mở phiên tòa xét xử vụ án.
Bước 6: Thi hành án
Chế tài xử phạt với hành vi chiếm đất như thế nào?
Hiện nay quy định về chế tài xử phạt hành vi chiếm đất được nhiều người quan tâm. Khi chiếm đất của người khác là chúng ta đã xâm phạm đến quyền sử dụng của họ. Và mức phạt dành cho hành vi này được quy định như sau:
Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chiếm đất như sau:
– Trường hợp chiếm đất là đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên
– Trường hợp chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên
– Trường hợp chiếm đất phi nông nghiệp trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta
- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên
– Trường hợp chiếm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt như trên.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tranh chấp đòi đất cho ở nhờ thì giải quyết như thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ soạn thảo như hợp đồng cho thuê nhà đất…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì chiếm đất là một trong các hành vi sau đây:
“2. Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
c) Sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng đất và đã có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện nhưng người sử dụng đất không chấp hành (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.”
Đối với những tranh chấp cần xác định ai là chủ sở hữu nhà; cho rằng nhà bị chiếm hữu trái phép nên đòi lại; hoặc tranh chấp về các quyền của chủ sở hữu liên quan đến nhà ở nhờ, chơ mượn. Khi giải quyết các tranh chấp này, Tòa án cần xác định ai là người có các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với nhà đất. Các tranh chấp này gọi là “tranh chấp về bất động sản”. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định như sau:
“Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”