Tờ trình phê duyệt phương án sử dụng đất

07/09/2022 | 15:18 238 lượt xem Hoàng Yến

Pháp luật hiện hành có quy định chặt chẽ về đất đai cũng như phương án sử dụng đất được lập trong trường hợp các tổ chức kinh tế đang được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích đất nông, lâm nghiệp hoặc các doanh nghiệp Nhà nước khi cổ phần hóa. Vì vậy mà quá trình thẩm định và phê duyệt phương án sử dụng đất là một trong những bước cơ bản, quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất của cá nhân, doanh nghiệp.

Bài viết dưới đây của Tư vấn luật Đất đai sẽ nêu rõ quy định pháp luật về quy trình phê duyệt, thẩm định phương án sử dụng đất cũng như hướng dẫn thực hiện Tờ trình phê duyệt phương án sử dụng đất

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư số 07/2015/TT- BTNMT

Quy định về thẩm định và phê duyệt phương án sử dụng đất

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 07/2015/TT- BTNMT quy định về thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất, theo đó quá trình thẩm định và phê duyệt phương án sử dụng đất được quy định như sau:

– Hồ sơ phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp phải được lập thành 10 bộ và nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường để tiến hành thẩm định phương án sử dụng đất. Hồ sơ phương án sử dụng đất bao gồm:

+ Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật

+ Báo cáo thuyết minh tổng hợp phương án sử dụng đất và Biểu mẫu theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư số 07/2015/TT- BTNMT kèm theo báo cáo.

+ Bản đồ phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp dựa trên nền bản đồ địa chính của xã, phường, thị trấn hoặc bản đồ hiện trạng sử dụng đất hiện có.

– Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) có liên quan để thực hiện tổ chức thẩm định phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

+ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp đến các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện để lấy ý kiến trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

+ Các cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

+ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức họp để thẩm định phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp; gửi thông báo kết quả thẩm định phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp đến công ty nông, lâm nghiệp để hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời gian lấy ý kiến.

Thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất 

a) Trình tự thực hiện

– Bước 1: Người yêu cầu giải quyết thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định của pháp luật.

– Bước 2: Nộp hồ sơ thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh: cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính pháp lý và tính đầy đủ nội dung của hồ sơ thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất.

+ Trong trường hợp hồ sơ thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất bị thiếu nội dung, hoặc không hợp lệ, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cụ thể (01 lần, bằng Phiếu hướng dẫn) để người nộp hồ sơ thực hiện cung cấp, bổ sung nội dung theo đúng quy định của pháp luật.

+ Trường hợp hồ sơ thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất đầy đủ, hợp lệ: cán bộ tiếp nhận hồ sơ và in Phiếu biên nhận, hẹn ngày trả kết quả, sau đó nhập thông tin hồ sơ vào phần mềm quản lý và chuyển giao hồ sơ thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất về Sở Tài nguyên và Môi trường (thông qua đường bưu điện).

– Bước 3: Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có liên quan tiến hành tổ chức thẩm định phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.

+ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp đến các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện để lấy ý kiến trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

+ Các cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trườn trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

+ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức họp để thẩm định phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp; gửi thông báo kết quả thẩm định phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp đến công ty nông, lâm nghiệp để hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn không quá 05 ngày ;àm việc tính từ ngày kết thúc thời gian lấy ý kiến.

+ Trường hợp hồ sơ thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất không đủ điều kiện giải quyết hoặc có yêu cầu bổ sung nội dung thì phải có văn bản nêu rõ lý do, đồng thời trả lại Trung tâm đúng thời gian quy định.

– Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường giao kết quả hồ sơ thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất về Trung tâm (việc nhận và giao kết quả hồ sơ thông qua đường bưu điện). Trung tâm có trách nhiệm thu phí, lệ phí và giao trả kết quả cho người thực hiện thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh hoặc gửi đến Trung tâm Hành chính công tỉnh bằng hình thức dịch vụ bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật

+ Báo cáo thuyết minh tổng hợp phương án sử dụng đất và Biểu mẫu theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư số 07/2015/TT- BTNMT kèm theo báo cáo.

+ Bản đồ phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp dựa trên nền bản đồ địa chính của xã, phường, thị trấn hoặc bản đồ hiện trạng sử dụng đất hiện có.

– Số lượng hồ sơ thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất: 10 bộ

d) Thời hạn giải quyết: trong 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời hạn này không bao gồm thời gian Sở Tài nguyên và Môi trường gửi hồ sơ lấy ý kiến của các cơ quan liên quan và thời gian các cơ quan có liên quan gửi văn bản góp ý kiến về Sở Tài nguyên và Môi trường.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất: Công ty nông, lâm nghiệp.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định là Sở Tài nguyên và Môi trường.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất là Sở Tài nguyên và Môi trường

– Cơ quan có trách nhiệm phối hợp là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Tờ trình phê duyệt phương án sử dụng đất
Tờ trình phê duyệt phương án sử dụng đất

Mẫu tờ trình phê duyệt phương án sử dụng đất của UBND cấp huyện trình UBND cấp tỉnh

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Tờ trình phê duyệt phương án sử dụng đất“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất,giá đất bồi thường khi thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai,tranh chấp quyền thừa kế đất đai…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Quy định về lập phương án sử dụng đất như thế nào?

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 07/2015/TT- BTNMT quy định về lập phương án sử dụng đất như sau:
– Bước 1: Tiến thành xác định tổng diện tích và ranh giới đất mà công ty nông, lâm nghiệp hiện đang quản lý, sử dụng.
– Bước 2: Tiến thành xác định diện tích và ranh giới đất công ty nông, lâm nghiệp đề nghị giữ lại, trong đó phải làm rõ các vấn đề sau:
+ Cơ cấu sử dụng đất theo nhóm đất đảm bảo mục tiêu phương án sử dụng đất sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
+ Vị trí, ranh giới, diện tích từng loại đất và thời hạn sử dụng đối với diện tích đất sử dụng để Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất và không thu tiền cho thuê đất.
– Bước 3: Thực hiện xác định vị trí, ranh giới và diện tích đất theo từng loại đất đã bàn giao cho địa phương.
– Bước 4: Tiến hành tổng hợp từng loại đất đã xác định tại bước 1, 2 và 3 theo từng đơn vị hành chính của xã, phường, thị trấn.
– Bước 5: Lập bản đồ phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp trên nền bản đồ địa chính của xã, phường, thị trấn hoặc bản đồ hiện trạng sử dụng đất hiện có.
– Bước 6: Hoàn thiện phương án sử dụng đất dựa theo kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính hoặc kết quả chỉnh lý bản đồ địa chính.
– Bước 7: Tiến hành xác định các giải pháp tổ chức thực hiện phương án sử dụng đất.
Ngoài ra, Điều 4 Thông tư số 07/2015/TT- BTNMT  còn quy định về trình tự lập phương án sử dụng đất như sau:
– Thứ nhất, thực hiện thu thập thông tin, tài liệu; tiến hành khảo sát thực địa và đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp.
– Thứ hai, tiến hành lập phương án sử dụng đất.
– Thứ ba, thực hiện thẩm định và phê duyệt phương án sử dụng đất.

Phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa DNNN?

Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng quản lý, sử dụng đất của doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp gửi cơ quan chủ quản phê duyệt, bao gồm những nội dung chính như sau:
– Tổng diện tích, số lượng thửa đất đang quản lý, sử dụng tại từng xã, phường, thị trấn và tài sản gắn liền với từng thửa đất;
– Hình thức, diện tích sử dụng đất theo từng hình thức gồm: Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất; Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; Nhà nước giao đất, cho thuê đất được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần; Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm; đất do nhận chuyển nhượng hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân khác;
– Thời hạn sử dụng đất (thời hạn lâu dài, thời hạn sử dụng đất còn lại đối với trường hợp sử dụng đất có thời hạn);
– Diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất; diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất (nêu rõ lý do chưa được cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất và kiến nghị);
– Diện tích đất đang sử dụng đúng mục đích;
– Diện tích đất sử dụng không đúng mục đích; diện tích đất đã giao, cho thuê, cho mượn, góp vốn, liên doanh, liên kết, hợp tác không đúng quy định của pháp luật; diện tích đất có tranh chấp, lấn, chiếm; các trường hợp khác (nếu có);
– Diện tích không được đưa vào sử dụng.