Theo quy định của nước ta, đất đai là một loại tài sản đặc biệt là tài nguyên quý giá, thuộc sử hữu toàn dân và do nhà nước đại diện chủ sở hữu quản lý. Theo quy định của luật đất đai hiện hành nhà nước sẽ trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng khi đáp ứng những yêu cầu nhất định, tuy nhiên trên thực tế phát sinh nhiều tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, trong đó không thể không nói đến tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất. Vậy sẽ giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất bằng con đường nào và thực trạng giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất tại Việt Nam hiện nay như thế nào? Bạn đọc hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Khi nào quyền sử dụng đất được xem là di sản?
Căn cứ Mục 1 Phần II Nghị quyết 02/ 2004/NQ-HĐTP quy định quyền sử dụng đất là di sản khi:
- Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.
- Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.
- Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà không có các giấy tờ trên nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác gắn liền với quyền sử dụng đất đó và có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được xem là di sản khi Tòa án giải quyết yêu cầu chia di sản.
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là gì?
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất hiện này rất đa dạng, các vụ kiện về thừa kế đều liên quan đến tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất. Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có các dạng cụ thể như:
- Tranh chấp thừa quyền sử dụng đất trong đó buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại;
- Tranh chấp thừa quyền sử dụng đất trong đó Yêu cầu chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật
- Xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác…
Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất như thế nào?
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp di sản thừa kế là đất đai được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Tuy nhiên cần lưu ý về thẩm quyền giải quyết tranh chấp được áp dụng theo Điều 203 Luật Đất đai 2013 như sau:
Thứ nhất, tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
Thứ hai, tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự
Thực trạng giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất tại Việt Nam
Do đặc thù về điều kiện lịch sử, địa lý của Việt Nam nên các tranh chấp về đất đai cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và có nhiều loại tranh chấp khác nhau.
Trên thực tế chúng ta thường thấy có 02 loại tranh chấp, đó là tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”, tức là xác định xem ai được quyền sử dụng đất, được quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013. Tranh chấp liên quan đến đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ dân sự liên quan đến đất đai như giao dịch, di sản thừa kế, tài sản chung là quyền sử dụng đất. Sở dĩ cần phân biệt như vậy là để xác định một cách chính xác trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai được điều chỉnh bởi Luật Đất đai 2013.
Tranh chấp đất đai thường có các dạng sau: (i) tranh chấp xác định chủ thể có quyền sử dụng đất (bao gồm cả tranh chấp đòi lại đất, tài sản gắn liền với đất của người thân trong những giai đoạn trước đây mà qua nhiều lần thay đổi chính sách ruộng đất đã được chia cấp cho người khác); (ii) tranh chấp ranh giới thửa đất giữa các chủ thể sử dụng đất liền kề; (iii) tranh chấp lối đi chung. Trong các dạng tranh chấp đất đai thì tranh chấp xác định chủ thể có quyền sử dụng đất là phổ biến, phức tạp và còn nhiều khó khăn, vì vậy phạm vi bài viết này chỉ để cập đến giải quyết tranh chấp đất đai dạng này.
Sự ảnh hưởng của hoạt động quản lý đất đai đến việc giải quyết tranh chấp đất đai
Từ thực tế giải quyết tranh chấp đất đai cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây khó khăn cho quá trình giải quyết tranh chấp, một trong những nguyên nhân đó phát sinh từ hoạt động quản lý đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khắc phục các nguyên nhân này là việc cần phải làm để hướng đến nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp cũng như hiệu quả công tác quản lý đất đai trong giai đoạn tới.
Có thể kể đến các nguyên nhân bao gồm:
Một là, do sự quản lý yếu kém kéo dài của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về đất đai trong việc lưu trữ, quản lý hồ sơ. Một số cơ quan để xảy ra tình trạng thất lạc hồ sơ về thửa đất, lưu trữ không đầy đủ tài liệu làm gián đoạn thông tin về quá trình sử dụng đất, thông tin trong hồ sơ về thửa đất bị thiếu và không chính xác (về kích thước, số đo, diện tích, hình thù thửa đất, tài sản trên đất) dẫn đến không cập nhật được di biến động về thửa đất.
Thực trạng này xuất phát từ quy định, cách làm không hợp lý của cơ quan quản lý về đất đai như: (i) chậm hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, doanh nghiệp; (ii) có sự nhầm lẫn trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (iii) giao đất không cụ thể trên thực địa, không rõ ranh giới, chồng lấn khi giao; (iv) không xác định được thành viên trong quá trình cấp giấy giấy chứng nhận cho hộ gia đình; (v) yêu cầu bắt buộc ghi cả tên vợ hoặc chồng trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cá nhân; (vi) cung cấp thông tin cho đương sự, cơ quan giải quyết tranh chấp không kịp thời, thiếu chính xác dẫn đến hồ sơ về thửa đất không bảo đảm độ tin cậy, gây trở ngại rất lớn cho việc giải quyết nhanh và chính xác các vụ tranh chấp về đất đai.
Hai là, do chính sách pháp luật về đất đai thay đổi liên tục và nhanh chóng trong một thời gian dài, nhưng mỗi lần thay đổi không có các quy định của pháp luật minh định rõ các quan hệ đất đai hình thành trên thực tế trong các thời đoạn đó, tạo ra những điểm mờ trong quan hệ về đất đai, dẫn đến cách hiểu và vận dụng quy định pháp luật đất đai chưa đồng bộ, chưa thống nhất ở các cơ quan quản lý đất đai trên cả nước.
Mời bạn xem thêm
- Phí môi giới thuê nhà là bao nhiêu?
- Diện tích nhà ở tối thiểu trên đầu người
- Phí quản lý chung cư tính theo diện tích nào?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thực trạng giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất tại Việt Nam“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý tư vấn giá đất bồi thường khi nhà nước thu hồi đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp:
Đơn khởi kiện;
Hồ sơ pháp lý của cá nhân (CMND, hộ khẩu);
Giấy chứng tử của người để lại di sản;
Giấy tờ chứng minh mối liên hệ với người để lại di sản;
Di chúc hoặc biên bản, tài liệu khác thể hiện ý chí của người để lại di sản trước khi chết (nếu có);
Tài liệu về đất đai tranh chấp (như bằng khoán, quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán, xác nhận chính quyền địa phương về tồn tại mảnh đất);
Các giấy tờ khác có liên quan đến di sản: Các loại biên bản đồng thuận, giải quyết trong họ tộc, tài liệu thể hiện việc từ chối nhận di sản thừa kế, các tài liệu thể hiện tài sản thừa kế đang được bảo đảm cho việc thực hiện một nghĩa vụ nào đó (nếu có), biên bản giải quyết tại UBND cấp xã.
Theo quy định tại Điều 26 Luật Tố tụng dân sự 2015 thì “Tranh chấp về thừa kế tài sản” sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân. Đối với các tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất tòa án có thẩm quyền giải quyết sẽ là tòa án nơi có quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 Luật Tố tụng dân sự 2015
Theo quy định của BLDS 2015 thì vấn đề thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế lại có nhiều thay đổi, cụ thể: Theo quy định tại Điều 623 BLDS 2015 thì thời hiệu để người có thể thừa kế theo những yêu cầu bên trong việc chia di sản hiện tại là 30 năm đối với vấn đề bất động sản, và sau 10 năm đối với động sản và kể từ những thời điểm được mở thừa kế.