Thông tư 18/2016/TT-BTC quy định những vấn đề gì?

03/07/2022 | 17:50 10 lượt xem Thanh Thùy

Ngày 21/01/2016, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 18/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng đất trồng lúa. Thông tư 18/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa quy định việc thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa; chính sách hỗ trợ địa phương sản xuất lúa; quản lý sử dụng kinh phí;… do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 21/01/2016. Thông tư 18/2016/TT-BTC quy định những vấn đề gì? Luật sư tư vấn luật đất đai mời bạn đọc xem trước và tải xuống văn bản này trong bài viết dưới đây nhé.

Thuộc tính văn bản

Số hiệu:18/2016/TT-BTCLoại văn bản:Thông tư
Nơi ban hành:Bộ Tài chínhNgười ký:Huỳnh Quang Hải
Ngày ban hành:21/01/2016Ngày hiệu lực:07/03/2016
Ngày công báo:16/02/2016Số công báo:Từ số 183 đến số 184
Tình trạng:Còn hiệu lực

Tóm tắt văn bản

– Theo Thông tư số 18/2016/TT-BTC, mức hỗ trợ địa phương sản xuất lúa theo Khoản 2 Điều 7 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.

Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ, xác định theo số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ TNMT công bố của năm liền kề trước năm phân bổ ngân sách.

– Nguồn và cơ chế hỗ trợ: Theo Khoản 5 Điều 7 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.

Thông tư 18 có hiệu lực từ ngày 07/03/2016.

Thông tư 18/2016/TT-BTC quy định những vấn đề gì?
Thông tư 18/2016/TT-BTC quy định những vấn đề gì?

Xem trước và tải xuống Thông tư 18/2016/TT-BTC

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa thế nào?

1. Thông tư 18 quy định cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để bảo vệ phát triển đất trồng lúa.

2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và đơn vị liên quan căn cứ điều kiện địa phương báo cáo UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp có nghị quyết về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa tại địa phương, trên cơ sở đó, UBND cấp tỉnh ban hành mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa tại địa phương theo từng địa bàn theo công thức tính tại Khoản 3.

3. Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa

Theo Thông tư số 18/2016 của Bộ Tài chính, mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa = tỷ lệ phần trăm (%) (x) diện tích (x) giá của loại đất trồng lúa.

Trong đó:

+ Tỷ lệ phần trăm (%) xác định số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa do UBND cấp tỉnh ban hành phù hợp với từng địa bàn, nhưng không thấp hơn 50%;

+ Diện tích là phần diện tích đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất phi nông nghiệp ghi cụ thể trong quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp;

+ Giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất đang được áp dụng tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất..

Quản lý sử dụng kinh phí như thế nào?

Ủy ban nhân dân các cấp sử dụng khoản tiền thu được theo quy định tại Điều 2 Thông tư này và kinh phí được hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa phù hợp với điều kiện của địa phương; nội dung chi theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP:

1. Quy hoạch, lập bản đồ, phân tích chất lượng hóa, lý tính các vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất chất lượng cao định kỳ 10 năm: Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật, các đơn vị lập dự toán chi trình cấp có thẩm quyền quyết định.

2. Cải tạo nâng cao chất lượng đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại: Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa trong từng thời kỳ được cấp có thẩm quyền phê duyệt của địa phương, chất lượng đất chuyên trồng lúa nước trên địa bàn và điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện lập phương án cải tạo nâng cao chất lượng đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại cho cả thời kỳ và từng năm, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Thông tư 18/2016/TT-BTC quy định những vấn đề gì?
Thông tư 18/2016/TT-BTC quy định những vấn đề gì?

Lập dự toán kinh phí được quy định ra sao?

a) Dự toán tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa: Hàng năm, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan, căn cứ vào kế hoạch chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn, dự kiến khoản thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa để tổng hợp vào dự toán thu, chi ngân sách địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

b) Dự toán kinh phí hỗ trợ địa phương sản xuất lúa quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP: Hàng năm, căn cứ số liệu thống kê diện tích đất trồng lúa của năm liền kề trước năm xây dựng dự toán, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng dự toán chi gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp vào dự toán chi ngân sách địa phương, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng thời gian báo cáo dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ giao dự toán chi bổ sung mục tiêu thực hiện chính sách hỗ trợ địa phương sản xuất lúa, trên cơ sở dự toán được giao, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp, phân bổ số kinh phí này để thực hiện các nội dung chi theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về Thông tư 18/2016/TT-BTC quy định những vấn đề gì?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thông tư này bắt đầu có hiệu lực khi nào?

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 3 năm 2016.

Việc chấp hành dự toán và quyết toán được quy định ra sao?

Việc chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.

Chính sách hỗ trợ địa phương sản xuất lúa như thế nào?

1. Mức hỗ trợ địa phương sản xuất lúa theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP.
Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ, xác định theo số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm phân bổ ngân sách.
2. Nguồn và cơ chế hỗ trợ: Theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP.