Thừa kế mảnh đất có di chúc do chế độ cũ chứng nhận thì có được làm sổ đỏ không?

10/08/2022 | 14:25 8 lượt xem Trà Ly

Chào Luật sư, tôi có câu hỏi muốn hỏi Luật sư. Nhà tôi có một mảnh đất do chế độ cũ chứng nhận quyền sử dụng đất. Mới đây, bố tôi mất và có để lại di chúc cho tôi thừa kế mảnh đất đó. Vì vậy, tôi muốn hỏi Luật sư: Thừa kế mảnh đất có di chúc do chế độ cũ chứng nhận thì có được làm sổ đỏ không? Rất mong sự phản hồi từ Luật sư. Cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc về Thừa kế mảnh đất có di chúc do chế độ cũ chứng nhận thì có được làm sổ đỏ không?, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 02/2015/TT-BTNMT
  • Luật Đất đai 2013
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ được công nhận

Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, các giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ được công nhận bao gồm:

  • Bằng khoán điền thổ.
  • Văn tự đoạn mãi bất động sản (gồm nhà ở và đất ở) có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.
  • Văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất ở có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.
  • Bản di chúc hoặc giấy thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở được cơ quan thuộc chế độ cũ chứng nhận.
  • Giấy phép cho xây cất nhà ở hoặc giấy phép hợp thức hóa kiến trúc của cơ quan thuộc chế độ cũ cấp.
  • Bản án của cơ quan Tòa án của chế độ cũ đã có hiệu lực thi hành.
  • Các loại giấy tờ khác chứng minh việc tạo lập nhà ở, đất ở nay được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất ở công nhận.”

Thừa kế mảnh đất có di chúc do chế độ cũ chứng nhận thì có được làm sổ đỏ hay không?

Tại Khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013 có quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất như sau:

“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.”

Căn cứ theo quy định, thừa kế mảnh đất có di chúc do chế độ cũ chứng nhận có thể được làm sổ đỏ.

Thừa kế mảnh đất có di chúc do chế độ cũ chứng nhận thì có được làm sổ đỏ không?
Thừa kế mảnh đất có di chúc do chế độ cũ chứng nhận thì có được làm sổ đỏ không?

Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có di chúc được chế độ cũ chứng nhận

Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân như sau:

Bước 1: Hồ sơ, giấy tờ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Người xin cấp cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Bản di chúc được cơ quan thuộc chế độ cũ chứng nhận.
  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có)

Bước 2: Nộp hồ sơ, chờ giải quyết

Người đại diện cho cộng đồng dân cư sử dụng đất nộp hồ sơ tại UBND cấp xã hoặc văn phòng đăng ký đất đai theo quy định để làm thủ tục đăng ký.

UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau:

  • Xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.
  • Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi xác minh nguồn gốc sử dụng đất, UBND cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);
  • Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở UBND cấp xã và khu dân cư nơi có đất trong thời hạn 15 ngày.

Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau:

  • Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả
  • Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất 
  • Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;
  • Cập nhật thông tin thửa đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
  • Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính; chuẩn bị hồ sơ để Phòng tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai

Phòng tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau:

  • Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đến ngày hẹn nhận thông báo thuế, công dân mang biên nhận đến nhận thông báo thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có). Sau đó, nộp biên lai thuế cho bộ phận tiếp nhận. Bộ phận tiếp nhận hẹn ngày nhận giấy chứng nhận.

Bước 4: Nhận kết quả

Đến hẹn, công dân mang phiếu hẹn đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nhận kết quả.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thừa kế mảnh đất có di chúc do chế độ cũ chứng nhận thì có được làm sổ đỏ không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Di chúc do chế độ cũ xác nhận là gì?

Tại các giai đoạn trước di chúc thường được viết tay. Và khi một người lập di chúc, để chắc chắn ngoài nhờ người làm chứng thì họ thường mang đến các cơ quan có thẩm quyền tương tự như ủy ban nhân dân xã hiện tại để xác nhận.
Do đó di chúc do chế độ cũ xác nhận cũng được hiểu tương tự như bản di chúc viết tay tại thời điểm hiện tại có chữ ký, đóng dấu và lưu bút xác nhận về tính xác thực của nội dung bản di chúc đó.

Điều kiện được cấp Sổ đỏ là gì?

Căn cứ Điều 100, 101 Luật Đất đai 2013, điều kiện cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) gồm 02 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Có giấy tờ về quyền sử dụng đất
Có giấy tờ về quyền sử dụng đất là trường hợp hộ gia đình, cá nhân có một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Trường hợp 2: Không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
Không có giấy tờ về quyền sử dụng đất là trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thừa kế mà không có một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Điều kiện thực hiện các quyền thừa kế quyền sử dụng đất là gì?

Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền thừa kế quyền sử dụng đất như sau:
– Người sử dụng đất được thực hiện các quyền thừa kế quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật đất đai;
+ Đất không có tranh chấp;
+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
+ Trong thời hạn sử dụng đất.
– Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai; người sử dụng đất khi thực hiện các quyền thừa kế quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật Đất đai.
– Việc thừa kế quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.