Thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án đầu tư có sử dụng đất

13/01/2023 | 14:15 90 lượt xem Tình

Thưa Luật sư. Tôi là Hương Loan, hiện tôi đang làm việc trong một doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh. Do đã nhiều năm được tiếp xúc và làm việc trong doanh nghiệp nên tôi cũng nắm được những kiến thức cơ bản liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp. Sắp tới đây, tôi cũng muốn tách riêng và tự phát triển bản thân theo con đường tự thành lập doanh nghiệp dự án đầu tư. Tôi được biết rằng việc thành lập doanh nghiệp dự án đầu tư là bước bắt buộc để dự án đầu tư được công nhận và hình thành. Tuy nhiên, không biết đối với pháp luật hiện nay thì thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án đầu tư có sử dụng đất như thế nào? Bởi thủ tục sẽ thay đổi theo pháp luật ở các giai đoạn khác nhau. Rất mong được Luật sư hồi đáp, tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tư vấn Luật Đất đai. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về những vấn đề này qua bài viết “Thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án đầu tư có sử dụng đất” dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020

Khái niệm doanh nghiệp dự án

Theo khoản 10 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 (Sửa đổi, bổ sung bởi Điểm c Khoản 1 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020) quy định về doanh nghiệp dự án như sau:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

10. Doanh nghiệp dự án là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập để thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.”

Theo đó nhà đầu tư muốn thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất của mình thì phải thành lập doanh nghiệp dự án.

Ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp dự án đầu tư có sử dụng đất

Doanh nghiệp dự án được thành lập là để thực hiện, quản lý; giám sát và vận hành dự án tốt hơn; hiệu quả hơn theo đúng quy định và hợp đồng dự án tránh thất thoát, lãng phí tài sản công. 

Như vậy, việc thành lập doanh nghiệp dự án có cần thiết cho quá trình hoạt động của dự án bởi hợp tác là một trong những vấn đề mà các chủ thể kinh doanh ai cũng muốn kéo phần lợi về mình. Khi một doanh nghiệp dự án ra đời như một doanh nghiệp độc lập, có sự tham gia của hai bên đều bảo đảm cho cán cân hai bên đều công bằng, được lợi và thúc đẩy dự án phát triển.

Đồng thời hành lập công ty để thực hiện dự án thành công 100%. Hiện nay, theo quy định tại Điều 38 Nghị định 63/2018/NĐ-CP thì việc thành lập doanh nghiệp dự án PPP được quy định cụ thể như sau:

– Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án. Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

– Đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT hoặc dự án nhóm C, nhà đầu tư quyết định thành lập doanh nghiệp dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc trực tiếp thực hiện dự án nhưng phải tổ chức quản lý và hạch toán độc lập nguồn vốn đầu tư và các hoạt động của dự án.

– Tổ chức quản lý, hoạt động, giải thể doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và hợp đồng dự án.

– Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được góp theo tiến độ thỏa thuận tại hợp đồng dự án. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư xác định tỷ lệ vốn chủ sở hữu sẽ góp vào vốn Điều lệ của doanh nghiệp dự án phù hợp với quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Trường hợp vốn Điều lệ của doanh nghiệp dự án thấp hơn mức vốn chủ sở hữu nhà đầu tư cam kết huy động, hợp đồng dự án phải bao gồm lộ trình tăng vốn Điều lệ của doanh nghiệp dự án, phù hợp với tiến độ triển khai dự án.

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận dự án đầu tư sử dụng đất gồm những gì?

  • Văn bản cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Bản thỏa thuận đầu tư cùng với dự thảo hợp đồng của dự án;
  • Bản báo cáo nghiên cứu tính khả thi, giấy quyết định phê duyệt dự án;
  • Văn bản chấp thuận sử dụng vốn Nhà nước (nếu là dự án có Nhà nước tham gia);
  • Bản hợp đồng liên doanh, bản dự thảo điều lệ doanh nghiệp (nếu có);
  • Giấy chứng nhận quyết định lựa chọn đầu tư dự án.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án đầu tư có sử dụng đất

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì không có một quy trình gì riêng biệt cho việc thành lập doanh nghiệp dự án hết mà nó vẫn thành lập theo quy định của pháp luật doanh nghiệp nói chung. Cụ thể tại Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp như sau:

“Điều 26. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp

1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:

a) Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;

b) Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;

c) Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

2. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử bao gồm các dữ liệu theo quy định của Luật này và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án đầu tư có sử dụng đất
Thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án đầu tư có sử dụng đất

3. Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

4. Tài khoản đăng ký kinh doanh là tài khoản được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cấp cho cá nhân để thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Cá nhân được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký để được cấp và việc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

6. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục, liên thông trong đăng ký doanh nghiệp.”

Thông tin liên hệ

Tư vấn Luật Đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án đầu tư có sử dụng đất”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Tra cứu chỉ giới xây dựng. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Dự án đầu tư là gì?

– Xét về mặt hình thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
– Xét về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định. 
– Xét trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế , xã hội trong một thời gian dài. 
Dự án là một chuỗi các hoạt động liên kết được tạo ra nhằm đạt kết quả nhất định trong phạm vi ngân sách và thời gian xác định.
Dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý,cấp phép đầu tư. Nó là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án. Và đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án.

Dự án đầu tư được thể hiện ở những văn bản nào?

Sau khi thực hiện xong các công việc trên thì nhà đầu tư tiến hành lập dự án đầu tư. Dự án đầu tư được biểu hiện ở hai văn kiện : 
– Báo cáo tiền khả thi: Báo cáo tiền khả thi là báo cáo cung cấp thông tin một cách tổng quát về dự án. Qua đó chủ đầu tư có thể đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án. Đồng thời lựa chọn phương án đầu tư thích hợp nhất cho dự án. Báo cáo tiền khả thi là căn cứ để xây dựng báo cáo khả thi
– Báo cáo khả thi: Tập hợp các số liệu ,dữ liệu phân tích ,đánh giá ,đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn . Và như đã nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.

Trường hợp nào thì doanh nghiệp bắt buộc phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?

Căn cứ Điều 37 Luật Đầu tư 2020 quy định về các trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
“Điều 37. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
…”
Ngoài ra tại Điều 23 Luật Đầu tư 2020 quy định về thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
“Điều 23. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.”
Từ căn cứ pháp luật trên thì có thể thấy rằng không phải bắt buộc thành viên trong doanh nghiệp dự án đó phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Vì theo quy định tại Luật đầu tư 2020 thì chỉ trong những trường hợp sau mới bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.