Xây nhà trên đất vườn bị phạt như thế nào?

04/06/2022 | 14:29 19 lượt xem Thanh Loan

Thưa luật sư, lần trước tôi xây nhà trên đất vườn ao nhưng chưa làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Không biết xây nhà trên đất vườn có bị phạt tiền không? Xây nhà trên đất vườn bị phạt như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc của độc giả về trường hợp xây nhà trên đất vườn bị phạt như thế nào? Mời các bạn độc giả quan tâm theo dõi.

Cơ sở pháp lý

Luật Đất đai năm 2013

Đất vườn là gì?

Hiện pháp luật đất đai chưa có định nghĩa chính xác thế nào là đất được gọi là đất vườn. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản: Đất vườn là diện tích đất được sử dụng để trồng cây lâu năm hoặc cây hàng năm gắn liền với nhà ở trên phần đất này.
Như vậy, đất vườn có thể là đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp tùy theo diện tích thửa đất theo quy định pháp luật về điều kiện tách thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đất vườn có được xây nhà không?

Một thửa đất vườn hoàn toàn có thể xây dựng nhà ở, tuy nhiên, người sở hữu đất phải thực hiện một số thủ tục như chuyển mục đích sử dụng đất từ ​​thửa vườn sang thửa ở (đất ở) tại địa phương. Hơn nữa, bạn cũng phải xin giấy phép xây dựng cho công trình của mình trước khi tiến hành xây dựng. Và sau đó bạn có thể xây nhà hoàn toàn trên mảnh đất vườn.

Thủ tục chuyển đổi đất vườn sang đất thổ cư

Chuẩn bị hồ sơ

Khi tiến hành thủ tục chuyển đổi thì cần sử dụng những hồ sơ như:

  • Chuẩn bị hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất bao gồm:
  • Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo mẫu ban hành kèm Thông tư 30/2014/TT-BTNMT
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
  • Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân

Nộp hồ sơ

Khi chuẩn bị xong hồ sơ thì tiến hành nộp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường để tiến hành thẩm tra

Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 3 ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường phải thông báo và hướng dẫn cho người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định.

Thực hiện nghĩa vụ tài chính khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp) x Diện tích đất chuyển đổi

Xây nhà trên đất vườn bị phạt như thế nào?
Xây nhà trên đất vườn bị phạt như thế nào?Xây nhà trên đất vườn bị phạt như thế nào?

Xây nhà trên đất vườn bị phạt như thế nào?

Đất vườn khác so với đất ở là mục đích sử dụng của đất vườn có thể dùng để trồng cây hàng năm, trồng hoa màu nhưng nếu như muốn dùng để xây nhà ở thì cần phải làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại điều 57 luật đất đai 2013 nếu không sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất sai mục đích.

Đối với việc xây dựng nhà trên đất vườn thì bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Tùy vào diện tích xây dựng nhà ở mà số tiền phạt áp dụng cho bạn sẽ khác nhau. Ngoài việc nộp tiền phạt, bạn còn bị buộc khôi phục lại tình trạng của đất; cụ thể là phá dỡ nhà. Trường hợp xây dựng nhà trên đất vườn thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong hai lĩnh vực xây dựng và đất đai. Tuy nhiên việc bạn có hành vi vi phạm chỉ bị xử lý khi còn thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

Thứ nhất, về thời hiệu xử phạt

Khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:

Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm. Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế;

Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau: Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

Thứ hai,  xử phạt khi xây dựng nhà không có giấy phép

Căn cứ vào Khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về trật tự xây dựng

Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

c) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Thứ ba, Xử phạt khi xây dựng nhà trên đất nông nghiệp

Căn cứ Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP

Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định tại khoản 2 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Xây nhà trên đất vườn bị phạt như thế nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Khi nào được phép chuyển đất vườn thành đất thổ cư?

Điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định:
Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, muốn chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn sang đất ở phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền; và chỉ được chuyển nếu có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Riêng đối với hộ gia đình, cá nhân chỉ được chuyển sang đất ở nếu có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).

Đất vườn có thời hạn bao nhiêu năm?

Đất vườn thuộc nhóm đất nông nghiệp, trừ trường hợp phần diện tích đất ở; hoặc đất phi nông nghiệp khác nhưng được người sử dụng đất sử dụng làm sân vườn.
Vì đất vườn là đất nông nghiệp nên thời hạn sử dụng được xác định theo khoản 1 và khoản 2 Điều 126 Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau:
– Đất vườn được Nhà nước giao hoặc công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có thời hạn sử dụng là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu; thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn là 50 năm mà không phải làm thủ tục gia hạn.
– Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất nông nghiệp (đất vườn) có thời hạn sử dụng đất không quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu; thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất.
Như vậy, đất vườn có thời hạn sử dụng là 50 năm nếu là đất được Nhà nước giao; hoặc công nhận quyền sử dụng đất (đất sử dụng từ đời này qua đời khác, đất do khai hoang); khi hết hạn thì được tiếp tục sử dụng; hoặc không quá 50 năm đối với đất được Nhà nước cho thuê.