Cách tính lệ phí trước bạ đất nông nghiệp khi cấp sổ đỏ lần đầu

02/10/2023 | 11:41 14 lượt xem SEO Tài

Dựa vào Khoản 2 của Điều 3 trong Luật Phí và Lệ phí năm 2015, ta hiểu rằng lệ phí là một khoản tiền được xác định trước mà tổ chức hoặc cá nhân phải đóng khi họ sử dụng các dịch vụ công do cơ quan nhà nước cung cấp. Những dịch vụ này chủ yếu phục vụ cho công việc quản lý nhà nước và đã được liệt kê cụ thể trong danh mục lệ phí đi kèm với Luật này. Nhiều bạn đọc thắc mắc rằng Cách tính lệ phí trước bạ đất nông nghiệp khi cấp sổ đỏ lần đầu hiện nay như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Đất nông nghiệp là gì?

Theo quy định của pháp luật đất đai Việt Nam hiện hành, đất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân. Được giao cho cá nhân và hộ gia đình, đất nông nghiệp bao gồm các loại đất có đặc thù giống nhau, đóng vai trò là tư liệu sản xuất chính cho nhiều mục đích quan trọng như trồng trọt, chăn nuôi, và trồng rừng.

Đất nông nghiệp không chỉ là một phần quan trọng của nền kinh tế nông nghiệp mà còn là tài liệu cốt lõi cho lao động trong lĩnh vực này. Nó không thể thay thế bởi bất kỳ tài nguyên nào khác và đóng vai trò quan trọng trong mọi quy trình sản xuất nông nghiệp. Đây là cơ sở vật chất quan trọng đối với ngành nông- lâm nghiệp và là tiền đề cơ bản cho mọi hoạt động sản xuất.

Đất nông nghiệp tham gia vào nhiều ngành sản xuất quan trọng như sản xuất lương thực và thực phẩm, trong đó có ngành thủy sản, ngành trồng trọt, và ngành chăn nuôi. Điều này thể hiện vai trò quan trọng của đất nông nghiệp không chỉ trong đảm bảo thực phẩm cho dân cư mà còn trong sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia.

Tóm lại, đất nông nghiệp là một phần không thể thiếu trong hệ thống sản xuất nông nghiệp của Việt Nam và đóng góp quan trọng vào sự phát triển và bền vững của nền kinh tế và xã hội.

Cách tính lệ phí trước bạ đất nông nghiệp khi cấp sổ đỏ lần đầu

Phân loại các loại đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp không chỉ là một phần không thể thiếu trong hệ thống sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, mà còn là nền móng quan trọng cho sự phát triển và bền vững của cả nền kinh tế và xã hội. Đây là một tài nguyên quý báu không chỉ cung cấp thực phẩm cho hàng triệu người dân mà còn đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực gia tăng sản xuất nông nghiệp, tạo ra nguồn thu nhập cho nhiều gia đình nông dân.

Theo quy định của Luật đất đai 2013 thì căn cứ vào mục đích sử dụng đất thì đất nông nghiệp được chia thành nhiều loại đất khác nhau bao gồm:

Thứ nhất, đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

 Trên thực tế đất nông nghiệp có mục đích trồng cây hàng năm là loại đất dùng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng và thu hoạch với thời gian rất ngắn như các loại cây hoa màu, cây trồng lúa. Trong đó có đất trồng lúa hàng năm khác đất dùng để chuyên trồng những loại cây từ khi trồng đến khi thu hoạch không quá một năm, sử dụng đất này để trồng các loại cây hoa màu, cây mía, cây hoa,,,vv…Để xác định phần đất này là đất trồng cây hàng năm cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất sau đó cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thứ hai, đất nông nghiệp dùng cho chăn nuôi

Đất nông nghiệp có mục đích dành cho chăn nuôi là loại đất nông nghiệp có mục đích chủ yếu cho chăn nuôi với mục đích nuôi gia súc, gia cầm vv..ví dụ như đât chuyên trồng cỏ tự nhiên làm thức ăn cho chăn nuôi

Thứ ba, đất trồng cây lâu năm

Đất nông nghiệp có mục đích  trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm. Thời gian sinh trưởng của cây  từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch có thời gian lâu hơn các loại cây trồng trên đất hàng năm ví dụ các loại cây lấy thân gỗ như phi lao, bạch đàn,bao gồm  cây có thời gian sinh trưởng như cây hằng năm nhưng khi thu hoạch thì  thu hoạch trong nhiều năm như cây ăn quả, cây dâu..vv..Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm và đất nông nghiệp trồng cây hàng năm có sự khác nhau ở thời gian sinh trưởng, thời gian thu hoạch của cây chứ không căn cứ theo thời gian sử dụng của đất ngắn hay dài

Thứ tư đất rừng sản xuất

Theo quy định của pháp luật đất đai, đất rừng sản xuất  là một trong những bộ phận đất nông nghiệp rất quan trọng, là rừng tự nhiên nhưng được Nhà nước giao đất này cho các tổ chức nhằm mục đích quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó, Nhà nước thường thực hiện các dự án, kế hoạch giao đất rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất lâm nghiệp trên những phần đất này theo hạn mực mà Nhà nước giao. Đối với phần đất rừng sản xuất ở những nơi ở xa khu dân cư Nhà nước sẽ giao phần đất này cho những tổ chức để quản lý, bảo vệ rừng có thể được kết hợp kinh doanh các cảnh quan, khu du lịch sinh thái, Ngoài ra các phần đất rừng sản xuất này nhà nước còn có thể cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình , cá nhân thuê để mục đích thực hiện các sự án trồng rừng hoặc xây khu du lịch sinh thái.

Thứ năm , đất rừng phòng hộ.

Đất nông nghiệp là rừng phòng hộ là đất được sử dụng nhằm mục đích  để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, là một phần để giúp chống xói mòn, hạn chế thiên tai, có tác dụng làm cân bằng môi trường sinh thái và điều hòa khí hậu. Đất rừng phòng hộ bao gồm nhiều mục đích khác nhau như  rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ dùng để chắn gió,  dùng chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.Theo quy định của Luật đất đai 2013, Nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Thứ sáu, Đất rừng đặc dụng:

Đất nông nghiệp là rừng phòng hộ được thành lập với mục đích chủ yếu với mục đích để  bảo tồn thiên nhiên, cân bằng hệ sinh thái rừng của quốc gia, ngoài ra để nhằm những mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học, kết hợp phát triển kinh tế như danh lam thắng cảnh khu vui chơi nghỉ ngơi giải trí hay được xem là di tích lịch sử cần được bảo vệ. Tuy nhiên, đất rừng đặc dụng khi  Nhà nước tiến hành giao đất này giao cho tổ chức quản lý rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Thứ bảy, Đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối

Đối với đất nuôi trồng thủy sản thường là đất để nuôi trồng thuỷ sản, thường là những phần đất nội địa bao gồm ao, hồ, sông, ngòi ..vv..những phần đất có mặt nước bao gồm cả trang trại được giao để nhằm mục đích nuôi trồng và phát triển về ngành thủy sản

Cách tính lệ phí trước bạ đất nông nghiệp khi cấp sổ đỏ lần đầu

Luật Phí và lệ phí năm 2015 có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và duy trì hệ thống quản lý nhà nước hiệu quả. Nó đặt ra nguyên tắc rằng người dân và tổ chức đóng góp tài chính của họ để hỗ trợ các cơ quan chính phủ cung cấp các dịch vụ quan trọng cho cộng đồng và xã hội.

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 301/2016/TT-BTC quy định về các trường hợp miễn lệ phí trước bạ trong trường hợp cấp sổ đỏ lần đầu đất nông nghiệp như sau:

– Đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối.

– Đất nông nghiệp chuyển đổi quyền sử dụng giữa các hộ gia đình, cá nhân trong cùng xã, phường, thị trấn để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai.

– Đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân tự khai hoang phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, không có tranh chấp mà được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Căn cứ Nghị định 10/2022/NĐ-CP và Thông tư 13/2022/TT-BTC, mức lệ phí trước bạ phải nộp đối với nhà đất khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở là 0,5%.

+ Theo đó, cách xác định lệ phí trước bạ phải nộp cụ thể:

Lệ phí trước bạ phải nộp = 0,5% x giá tính lệ phí trước bạ

+ Trong đó, khi đăng ký, cấp sổ đỏ, sổ hồng, lệ phí trước bạ được tính như sau:

Lệ phí trước bạ phải nộp = 0,5% x (giá 1m2 đất trong bảng giá đất x diện tích được cấp sổ)

Giá 1m2 đất để tính lệ phí trước bạ là giá đất tại Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.

Diện tích đất chịu lệ phí trước bạ là toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân do văn phòng đăng ký đất đai xác định và cung cấp cho cơ quan thuế.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Cách tính lệ phí trước bạ đất nông nghiệp khi cấp sổ đỏ lần đầu“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu đến dịch vụ tư vấn pháp lý tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Có được chuyển đất nông nghiệp sang đất ở hay không?

Theo quy định tại Điều 57 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở nếu được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất dựa trên các căn cứ sau:
Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng đất thì phải làm thế nào?

Nếu gia đình bạn vẫn muốn tiếp tục sử dụng đất thì vẫn được Nhà nước giao đất tiếp mà không cần thực hiện thủ tục nào khác. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đảm bảo rằng mình vẫn được tiếp tục sử dụng đất khi đã hết thời hạn thì bạn có thể thực hiện thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất như gia hạn sử dụng đất, xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp, cụ thể được quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP