Người nước ngoài có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không?

05/01/2023 | 09:47 28 lượt xem Thủy Thanh

Với chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới của nước ta ngày càng sâu rộng, dẫn theo việc người nước ngoài đến học tập, sinh sống và làm việc tại Việt Nam tăng lên một cách đáng kể. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người nước ngoài tại Việt Nam sẽ được bình đẳng về năng lực pháp luật hành chính, không bị phân biệt đối xử và được pháp luật bảo vệ, sẽ được hưởng những quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ tương đương. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì “Người nước ngoài có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất” hay không?. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, chồng tôi là người nước ngoài và hiện nay hai vợ chồng tôi đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Hiện giờ tôi muốn mua nhà và muốn để chồng tôi đứng tên căn nhà đó thì có được hay không ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Quy định về người nước ngoài tại Việt Nam

Người nước ngoài là người có quốc tịch của một quốc gia khác đang lao động, học tập, công tác, sinh sống trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Người không quốc tịch là người không có quốc tịch của một nước nào cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.

Do chính sách mở cửa của Nhà nước ta hiện nay số lượng người nước ngoài vào nước ta có nhiều loại với những mục đích khác nhau nhưng nhìn chung có thể phân thành:

– Người nước ngoài thường trú tức là người nước ngoài cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở Việt Nam.

Tại Việt Nam đều bình đẳng về năng lực pháp luật hành chính, không phân biệt màu da, tôn giáo, nghề nghiệp;

– Quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài có hạn chế nhất định so với công dân Việt Nam, xuất phát từ nguyên tắc quốc tịch được quy định trong Luật quốc tịch của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nói cách khác, phạm vi quyền và nghĩa vụ của họ hẹp hơn phạm vi quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam.

Quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch được quy định chủ yếu trong những văn bản sau đây:

– Hiến pháp năm 2013 (Điều 48, Điều 49);

– Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 28/4/2000;

– Pháp lệnh ưu đãi miễn trừ ngoại giao năm 1993 dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam…

Người nước ngoài, người không quốc tịch sống trên lãnh thổ Việt Nam được hưởng các quyền và nghĩa vụ nhất định trong lĩnh vực hành chính-chính trị; kinh tế-xã hội; văn hoá-xã hội do pháp luật Việt Nam quy định.

Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài trong lĩnh vực hành chính chính trị

Người nước ngoài, người không quốc tịch được Nhà nước Việt Nam bảo hộ về tính mạng, tài sản và những quyền, lợi hợp pháp khác trên cơ sở pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia.

Người nước ngoài, người không quốc tịch có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín, có quyền được bảo vệ tính ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khách của các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam.

– Người nước ngoài thuộc diện làm thủ tục tại Bộ công an:

Các cơ quan, tổ chức có nhu cầu mời người nước ngoài vào Việt Nam không thuộc diện làm thủ tục tại Bộ ngoại giao, gửi công văn đề nghị tới Cục quản lí xuất nhập cảnh Bộ công an . làm thủ tục; nếu đề nghị cấp thị thực cho khách tại cửa khẩu quốc tế thì công văn cần nêu rõ cửa khẩu và thời gian khách nhập cảnh, lí do được cấp thị thực tại cửa khẩu.

– Người nước ngoài nhập cảnh xuất cảnh phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và phải có thị thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp trừ trường hợp miễn thị thực. Người dưới 14 tuổi được khai báo trong đơn xin cấp thị thực của người dẫn đi thì không phải làm riêng thủ tục xin cấp thị thực.

– Cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam:.

– Thị thực Việt Nam có giá tộ nhập cảnh, xuất cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam.

– Người quá cảnh được miễn thị thực; nếu có nhu cầu kết hợp văo Việt Nam tham quan du lịch thì được cơ quan quản lí xuất nhập cảnh của Bộ công an giải quyết theo quy chế của Bộ công an ban hành.

– Cư trú:

+ Người nước ngoài nhập cảnh phải đăng kí mục đích, thời hạn và địa chỉ cư trú tại Việt Nam và phải hoạt động đúng mục đích đã đăng kí.

+ Người nước ngoài được đi lại tự do trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với mục đích nhập cảnh đã đăng kí trừ khu vực cấm người nước ngoài đi lại; nếu muốn vào khu vực cấm phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam quản lí khu vực cấm đó.

+ Người nước ngoài thường trú được cơ quan quản lí xuất nhập cảnh có thẩm quyền thuộc Bộ công an cấp thẻ thường trú.

+ Người nước ngoài thường trú phải trình diện và xuất trình thẻ thường trú với cơ quan quản lí xuất nhập cảnh có thẩm quyền của Bộ công an định kì 3 năm một lần. Nếu thay đổi địa chỉ thường trú hoặc nội dung khác đã đăng kí phải làm thủ tục tại cơ quan cấp thẻ.

+ Người nước ngoài thường trú phải khai báo tạm trú với cơ quan quản lí xuất nhập cảnh có thẩm quyền thuộc Bộ công an nếu nghỉ qua đêm ngoài địa chỉ thường trú đã đăng kí.

+ Cơ quan cấp thẻ thường trú thu hồi hoặc hủy bỏ thẻ khi người được cấp đi định cư ở nước khác hoặc bị trục xuất.

– Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải phù hợp với mục đích, thời hạn đã đăng kí.

Chứng nhận tạm trú được cơ quan quản lí xuất nhập cảnh tạm hoãn quyết định trục xuất người nước ngoài trong phạm vi không quá 24 giờ theo thời hạn quy định tại quyết định trục xuất của Bộ trưởng Bộ công an.

Nếu việc tạm hoãn việc trục xuất quá 24 giờ cơ quan quản lí xuất nhập cảnh phải báo cáo cho Bộ công an biết.

+ Trục xuất người nước ngoài theo bản án của toà được thực hiện theo các quy định khác của pháp luật về thi hành hình thức phạt trục xuất (Nghị định của Chính phủ quy số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam).

Cơ quan quản lí xuất nhập cảnh thuộc Bộ công an có trách nhiệm thi hành bản án và quyết định trục xuất và áp dụng các biện pháp cưỡng chế trục xuất trong trường hợp người bị trục xuất không tự nguyên chấp hành bản án hoặc quyết định trục xuất.

Người nước ngoài bị trục xuất phải rời khỏi Việt Nam theo thời hạn ghi trong lệnh trục xuất. Trong trường hợp không tự nguyên chấp hành lệnh trục xuất thì họ có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế trục xuất.

Việc trục xuất người nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, lãnh sự được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam vi phạm quy định về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.

– Nhân viên phục vụ không phải là công dân Việt Nam.

– Người phục vụ riêng không phải là công dân Việt Nam.

Pháp luật Việt Nam quy định người nước ngoài tại Việt Nam không được cư trú, đi lại ở những khu vực, địa điểm sau đây:

– Vành đai biên giới bao gồm các xã hoặc đơn vị hành chính tương đương tiếp giáp đường biên giới quốc gia;

– Các khu công nghiệp quốc phòng, các khu quân sự, các công trình phòng thủ biên giói, phòng thủ vùng trời, phòng thủ vùng biển;

– Các khu vực khác có yêu cầu bảo vệ đặc biệt về an ninh, quốc phòng do Bộ trưởng Bộ công an, Bộ trưởng Bộ quốc phòng khoanh định;

– Các khu vực do Bộ công an quyết định tạm thời vì lí do bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Muốn vào khu vực cấm người nước ngoài cư trú, đi lại phải được phép của các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam, phải có giấy phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ công an, Bộ trưởng Bộ quốc phòng (đối với khu vực, địa điểm quốc phòng).

Người nước ngoài có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Người nước ngoài có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Người nước ngoài có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không?

Về người sử dụng đất, Điều 5 Luật Đất đai năm 2013 quy định, người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất bao gồm:

– Tổ chức trong nước gồm cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, kinh tế, chính trị xã hội – nghề nghiệp, xã hội, xã hội – nghề nghiệp, sự nghiệp công lập và tổ chức khác.

– Hộ gia đình, cá nhân trong nước.

– Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ.

– Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo.

– Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức hoặc cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ.

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.

Theo quy định này, người nước ngoài ở trong nước hoặc ở nước ngoài đều không thuộc các đối tượng được quyền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Đồng thời, theo khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai, tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài thì người này không được cấp Sổ đỏ nhưng được chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế như sau:

– Chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

– Tặng cho quyền sử dụng đất: Người được tặng cho phải là Nhà nước, cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng, tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất và phù hợp pháp luật về nhà ở. Trong đó, người nước ngoài được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho.

– Chưa chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất: Người nước ngoài nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào sổ địa chính.

Như vậy, căn cứ quy định tại Điều 5 và Điều 169 Luật Đất đai 2013 thì người nước ngoài không thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam.

Do đó, người nước ngoài không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (thực tế hay gọi là mua đất) tại Việt Nam.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Người nước ngoài có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất .Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn Luật đất đai.com với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như gia hạn thời hạn sử dụng đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline:  0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Người nước ngoài có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không?

Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 7 và Điều 159 Luật Nhà ở 2014 thì người nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
– Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định (phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của pháp luật).
– Được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, người nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua một trong các hình thức sau đây:
– Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
– Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Như vậy: Người nước ngoài muốn mua nhà tại Việt Nam thì chỉ được mua nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Người nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam?

Điều kiện, giấy tờ để người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam quy định cụ thể tại Điều 74 Nghị định 99 (Số: 99/2015/NĐ-CP, ngày 20/10//2015):
Điều 74. Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
2. Đối với tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng quy định tại Điều 159 của Luật Nhà ở và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
Như vậy, người nước ngoài chỉ được mua và đứng tên trên Sổ đỏ với căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, chứ không được mua ngoài khu vực này cũng như phải đáp ứng các điều kiện nêu trên./.

Đối tượng nào được mua đất ở Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai 2013, chỉ những đối tượng sau đây được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đấ, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai, bao gồm:
– Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);
– Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);
– Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
– Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
– Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.