Thủ tục giao đất cho cơ sở tôn giáo 2022

23/09/2022 | 14:40 50 lượt xem Hương Giang

Nhiều người vẫn chưa nắm rõ những quy định pháp luật về đất đai, nhất là quy định về vấn đề đất của cơ sở tôn giáo. Vậy Nguồn gốc hình thành đất cơ sở tôn giáo là từ đâu? Thủ tục giao đất cho cơ sở tôn giáo năm 2022 được thực hiện như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền giao đất cho cơ sở tôn giáo? Sau đây, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc này nhé. Hi vong bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Đất cơ sở tôn giáo là gì?

Cơ sở tôn giáo là những nơi như chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo được hoạt động theo quy định pháp luật (khoản 4 Điều 5 Luật Đất đai 2013).

Theo đó, Điều 159 Luật Đất đai 2013 quy định đất cơ sở tôn giáo là phần diện tích đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, hoặc phần diện tích đất của các trường đào tạo riêng của tôn giáo, diện tích đất của trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động theo quy định pháp luật.

Người sử dụng đất cơ sở tôn giáo là các cơ sở tôn giáo. Các cơ sở tôn giáo thường có quyền sử dụng đất hợp pháp thông qua hình thức được Nhà nước giao dựa trên chính sách về tôn giáo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt  (khoản 2 Điều 159 Luật Đất đai 2013). Ngoài ra, đất cơ sở tôn giáo là đất có nguồn gốc là Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất và có thời gian sử dụng ổn định, lâu dài theo quy định tại Điều 125 Luật Đất đai 2013.

Từ các căn cứ trên, suy ra, đất cơ sở tôn giáo là loại đất thuộc phạm vi của chùa, thánh thất, tu viện… mà do cơ sở tôn giáo được hoạt động hợp pháp quản lý, sử dụng và được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

Nguồn gốc hình thành đất cơ sở tôn giáo là từ đâu?

Ngoài nguồn gốc là được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất thì đất cơ sở tôn giáo còn được hình thành thông qua các hình thức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28 Nghị định 43/2014/NĐ-CP gồm:

  • Đất cơ sở tôn giáo được nhận chuyển nhượng hoặc nhận tặng cho; 
  • Đất cơ sở tôn giáo đang sử dụng do mượn của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; 
  • Hoặc đất cơ sở tôn giáo có được do tự tạo lập;
  • Hoặc đất cơ sở tôn giáo được hình thành từ nguồn gốc khác;

Như vậy, có thể thấy, đất cơ sở tôn giáo được hình thành từ 5 nguồn gốc khác nhau. Khi thực hiện cấp sổ đỏ cho đất cơ sở tôn giáo thì cần tuân thủ quy định của pháp luật về quy trình, điều kiện và cách thức được cấp sổ hồng.

Tuy có nhiều nguồn gốc hình thành khác nhau, nhưng khi rà soát, kiểm tra, giải quyết thì các cơ sở tôn giáo sử dụng đất đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận thì diện tích đất được ghi nhận trong sổ hồng có nguồn gốc là đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất (khoản 3 Điều 28 Nghị định 43/0214/NĐ-CP)

Thủ tục giao đất cho cơ sở tôn giáo
Thủ tục giao đất cho cơ sở tôn giáo

Thủ tục giao đất cho cơ sở tôn giáo năm 2022

Hình thức giao đất cho cơ sở tôn giáo

Căn cứ theo Điều 169 Luật Đất đai 2013, Cơ sở tôn giáo được nhà nước giao đất để sử dụng thông qua những hình thức sau:

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định;

+ Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành;

Thẩm quyền giao đất cho cơ sở tôn giáo

Theo Điều 59, Luật Đất đai năm 2013, thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây: Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; Giao đất đối với cơ sở tôn giáo; Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật này; Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 56 của Luật này; Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

– Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây: Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định; Giao đất đối với cộng đồng dân cư.

– Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền giao đất cơ sở tôn giáo là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đặc biệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không được uỷ quyền khi giao đất cơ sở tôn giáo.

Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất giao cho cơ sở tôn giáo?

Theo Điều 66, Luật Đất đai năm 2013, thẩm quyền thu hồi đất được quy định như sau:

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây: Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây: Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

– Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền thu hồi của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Uỷ ban nhân dân cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Như vậy, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất cơ sở tôn giáo.

Người sử dụng đất cơ sở tôn giáo có những quyền gì?

Cũng giống như nhiều người sử dụng đất khác, người sử dụng đất cơ sở tôn giáo (các cơ sở tôn giáo) có các quyền chung được quy định tại Điều 166 Luật Đất đai 2013, bao gồm:

  • Quyền được cấp Giấy chứng nhận theo quy định pháp luật;
  • Quyền được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất: Ví dụ việc đầu tư hưởng thành quả từ cây trồng trên đất,…;
  • Quyền được hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp: Ví dụ như hệ thống tưới tiêu,…;
  • Quyền được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp: Ví dụ khi cơ sở tôn giáo sử dụng đất nông nghiệp được thuê của Nhà nước để canh tác,…;
  • Quyền được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình: Ví dụ quyền không được xâm phạm nơi sinh hoạt riêng của chùa, được bảo đảm sử dụng hợp pháp đối với phần diện tích đất được Nhà nước công nhận quyền…;
  • Quyền được nhận bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: Việc nhận bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất do cơ sở tôn giáo sử dụng có thể là bồi thường chi phí đầu tư vào đất nông nghiệp còn lại, bồi thường chi phí đầu tư vào đất phi nông nghiệp còn lại mà cơ sở tôn giáo đang sử dụng…;
  • Quyền được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai: Các cơ sở tôn giáo là người khiếu nại, đương sự trong các vụ án dân sự, hành chính hoặc trong các yêu cầu giải quyết vi phạm pháp luật về đất đai theo quy định.

Như vậy, đây là 7 quyền cơ bản, chung nhất của các cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về Thủ tục giao đất cho cơ sở tôn giáo”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Đất để xây dựng cơ sở tôn giáo có phải nộp tiền sử dụng đất không?

Theo quy định khoản 5 Điều 54 Luật Đất đai 2013, cơ sở tôn giáo là đối tượng được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng .

Cần đáp ứng điều kiện nào để cơ sở tôn giáo được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Theo quy định, để được cấp Giấy chứng nhận thì cơ sở tôn giáo đó phải được Nhà nước cho phép hoạt động; không được có tranh chấp xảy ra đối với phần đất của cơ sở tôn giáo và không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004.

Có được chuyển nhượng đất cơ sở tôn giáo không?

Theo quy định, cơ sở tôn giáo được sử dụng đất thông qua hình thức được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất (khoản 5 Điều 54 Luật Đất đai 2013, khoản 3 Điều 28 Nghị định 43/2014/NĐ-CP) không được quyền chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.