• Trang chủ
  • Tư vấn
    • Đất Đai
    • Nhà ở
  • Văn bản pháp luật
  • Dịch vụ Luật Sư
No Result
View All Result
No Result
View All Result

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án?

Tình by Tình
Tháng Tám 30, 2022
in Đất Đai
0
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án?

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án?

Share on FacebookShare on Twitter

Nội dung

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Tranh chấp đất đai là gì?
  3. Điều kiện khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án
  4. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án thế nào?
    1. Chuẩn bị và nộp hồ sơ khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền
    2. Tòa án thụ lý Đơn khởi kiện và giải quyết tranh chấp
  5. Nội dung biên bản hòa giải tại cơ sở như thế nào?
  6. Có thể bạn quan tâm
  7. Thông tin liên hệ
  8. Câu hỏi thường gặp

Thưa Luật sư, tôi và anh họ tôi có xảy ra một vụ tranh chấp đất đai. Hiện tại, đã gần 2 tháng từ khi xảy ra tranh chấp, tôi và anh tôi không thể áp dụng được biện pháp hòa giải. Khi tôi và anh trai tôi tự hòa giải không thành thì tôi đã gửi đơn yêu cầu đến Ủy ban nhân dân cấp xã. Tuy đã được hòa giải tại đây nhưng vẫn hòa giải không thành. Do đó, tôi tiếp tục khởi kiện lên Tòa án. Vậy Luật sư có thể cung cấp cho tôi thông tin về vấn đề: thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án như thế nào? Tôi cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ gì?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi nhé:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013
  • Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP

Tranh chấp đất đai là gì?

khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”.

Tranh chấp đất đai theo quy định trên có phạm vi rất rộng (tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai).

Điều kiện khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

Theo quy định tại khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải, trường hợp không thể hòa giải được thì có quyền nộp đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tiến hành hòa giải.”

Theo đó, có thể hiểu Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải. Trong trường hợp các bên không thể tự hòa giải thì sẽ áp dụng biện pháp hòa giải tại cơ sở (nộp đơn yêu cầu lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất). Trong trường hợp hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất không thành thì Tòa án mới thụ lý đơn và giải quyết tranh chấp.

Như vậy, điều kiện để khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án là việc hòa giải tại cơ sở không thành. Những trường hợp đó mới được Tòa án thụ lý để giải quyết.

Theo quy định tại khoản 2 điều 3 Nghị quyết 04/2017 quy định đối với những tranh chấp đất đai mà chưa tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn thì được xác định là chưa đủ điều kiện để khởi kiện.

“2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.”

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án thế nào?

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Tòa án bao gồm các bước:

Chuẩn bị và nộp hồ sơ khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền

Chuẩn bị hồ sơ

Người khởi kiện nộp bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện theo mẫu.
  • Biên bản hòa giải không thành có chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.
  • Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các chứng cứ khác có liên quan đến tranh chấp

Xác định Tòa án có thẩm quyền xét xử

Người khởi kiện nộp hồ sơ khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền được xác định như sau:

Xác định thẩm quyền về lãnh thổ: Đối với những vụ án tranh chấp mà có đối tượng tranh chấp là đất đai có sổ đỏ thì thẩm quyền giải quyết sẽ là Tòa án nhân dân nơi có bất động sản.

Xác định thẩm quyền về cấp:

Thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với những vụ án tranh chấp mà có đối tượng tranh chấp là đất đai có sổ đỏ sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Trong trường hợp việc giải quyết tranh chấp dẫn đến việc phải hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc những tranh chấp mà có đương sự ở nước ngoài thì thẩm quyền xét xử sơ thẩm sẽ thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy, trong trường hợp khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ thì thẩm quyền tiếp nhận đơn sẽ là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất.

Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi có đất có thẩm quyền đối với trường hợp có đương sự ở nước ngoài hoặc việc xét xử sẽ dẫn đến hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tòa án thụ lý Đơn khởi kiện và giải quyết tranh chấp

  • Sau khi bạn nộp hồ sơ, Tòa án nhân dân sẽ xem xét hồ sơ khởi kiện. Sau đó Tòa án nhân dân sẽ tiến hành thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật.
  • Người khởi kiện thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án.
  • Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do chính Tòa án chủ trì và tiến hành (khác với hòa giải trước khi khởi kiện).

Hòa giải thành

  • Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành.
  • Hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc.

Hòa giải không thành

  • Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử.
  • Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu các bên không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án?
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án?

Nội dung biên bản hòa giải tại cơ sở như thế nào?

Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Kết quả của Hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất là biên bản hòa giải, kể cả hòa giải thành hay không thành với đầy đủ thông tin sau:

+ Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải;

+ Thành phần tham dự hòa giải;

+ Tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu);

+ Ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;

+ Những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

Có thể bạn quan tâm

  • Người quản lý có phải xin ý kiến người sở hữu khi cải tạo nhà ở?
  • Tặng cho con đất thì có cần đăng ký biến động?
  • Đất xây dựng nhà thờ được người dân tặng cho thì có làm sổ đỏ?

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chi phí tách sổ đỏ, đổi tên sổ đỏ, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai;…

Vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Câu hỏi thường gặp

Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án?

+ Thứ nhất là cơ quan tài phán nhân danh nhà nước để giải quyết tranh chấp, do đó, phán quyết của tòa án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế.
+ Thứ hai là việc giải quyết tranh chấp của tòa án phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mang tính hình thức cũng như các quy định về thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp.
+ Thứ ba là tòa án giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc xét xử công khai.
+ Thứ tư là việc giải quyết tranh chấp tại tòa án có thể thực hiện qua hai cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm, bản án có hiệu lực pháp luật còn có thể được xét lại theo thủ tục: giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
+ Thứ năm là tòa án giải quyết theo nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số.

Hình thức nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án?

Nơi nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp.
Hình thức nộp có thể:
+ Nộp trực tiếp tại Tòa án;
+ Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Tòa án thụ lý hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai như thế nào?

Nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án yêu cầu bổ sung.
Nếu hồ sơ đủ:
Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí.
Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp lại cho Tòa.
Khi nhận được biên lai đóng tạ ứng án phí Toà án sẽ thụ lý giải quyết.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Chuẩn bị và nộp hồ sơ khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền gồm những gì?Điều kiện khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa ánThủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án thế nào?

Related Posts

Quy định mới về sổ đỏ ghi tên 1 người
Đất Đai

Quy định mới về sổ đỏ ghi tên 1 người năm 2023

Đất đai được rất nhiều người là một loại tài sản đặc biệt, theo quy định của pháp luật...

by Bảo Nhi
Tháng Hai 8, 2023
Cấp sổ đỏ cho biệt thự nghỉ dưỡng quy định chi tiết
Đất Đai

Thủ tục cấp sổ đỏ cho biệt thự nghỉ dưỡng năm 2023

Biệt thự nghỉ dưỡng được xem là những căn biệt thự đã được sử dụng với nhiều mục đích...

by Bảo Nhi
Tháng Hai 8, 2023
Quy trình thu hồi đất công ích diễn ra như thế nào?
Đất Đai

Quy trình thu hồi đất công ích diễn ra như thế nào?

Từ xưa đến nay quy định pháp luật về đất đai luôn nhận được sự quan tâm lớn bởi...

by Trang Quỳnh
Tháng Hai 8, 2023
Điều kiện tham gia đấu giá quyền sử dụng đất năm 2023 là gì?
Đất Đai

Điều kiện tham gia đấu giá quyền sử dụng đất năm 2023 là gì?

Hiện nay cùng với sự phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nhu cầu mở rộng...

by Trang Quỳnh
Tháng Hai 8, 2023
Next Post
Mẫu biên bản thỏa thuận không tranh chấp đất đai thế nào?

Mẫu biên bản thỏa thuận không tranh chấp đất đai năm 2022

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

img

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của thân chủ là mong muốn của Luật sư X.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

VP TP. HỒ CHÍ MINH:
45/32 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh

VP Đà NẴNG:
17 Mẹ Thứ, Hoà Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

HOTLINE: 0833 102 102

© 2022 Tư vấn Luật Đất Đai - Một sản phẩm của Luật Sư X LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tư vấn
    • Đất Đai
    • Nhà ở
  • Văn bản pháp luật
  • Dịch vụ Luật Sư

© 2022 Tư vấn Luật Đất Đai - Một sản phẩm của Luật Sư X LSX.