Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thế nào?

18/05/2023 | 14:39 10 lượt xem Trang Quỳnh

Để có thể sang tên sổ đỏ, sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì một trong những việc mà các bên trong giao dịch chuyển nhượng này cần phải thực hiện đó là công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Khi thực hiện công chứng thì các bên cần chuẩn bị hồ sơ giấy tờ và chi phí. Chi tiết quy định về thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất năm 2023 sẽ được Tư vấn luật đất đai chia sẻ đến bạn đọc tại nội dung bài viết dưới đây, mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Mua bán nhà đất phải công chứng hay chứng thực không?

Công chứng, chứng thực là một trong những công cụ hữu ích giúp phòng ngừa rủi ro, tranh chấp, với ý nghĩa nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia hợp đồng, giao dịch. Công chứng, chứng thực góp phần nâng cao sự an toàn pháp lý cho các giao dịch, hợp đồng. Vậy khi mua bán nhà đất phải công chứng hay chứng thực không?

Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

“Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”

Như vậy, khi hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng, tặng cho nhà, đất với nhau phải công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ công chứng hợp đồng gồm những gì?

Theo phân tích nêu trên có thể thấy rằng việc công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng, giúp bảo vệ quyền lợi của các bên khi không may xảy ra những tranh chấp không đáng có. Lúc này các bên sẽ chuẩn bị hồ sơ để tiến hành thủ tục công chứng hợp đồng.

Căn cứ Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng 2014, khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, nhà ở phải chuẩn bị các giấy tờ như sau:

Bên chuyển nhượng, bên tặng choBên nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.
– Sổ hộ khẩu.
– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân).
– Hợp đồng ủy quyền (nếu được ủy quyền để thực hiện việc chuyển nhượng).
– Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.
– Sổ hộ khẩu.
– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân).
Lưu ý:
– Bản sao là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.
– Phiếu yêu cầu công chứng thường do bên mua điền theo mẫu của tổ chức công chứng.
– Các bên có thể soạn trước hợp đồng (thông thường các bên ra tổ chức công chứng yêu cầu soạn thảo hợp đồng và phải trả thù lao).

Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất năm 2023

Đất đai là một tài sản đặc biệt, có giá trị lớn, đất đai không thuộc quyền sở hữu riêng của bất cứ cá nhân nào mà thuộc quyền sở hữu của toàn dân. Người dân có quyền sử dụng đất và có thể chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đất. Khi đã chuẩn bị đủ những hồ sơ nêu trên, lúc này hai bên sẽ tiến hành thủ tục công chứng hợp đồng, chi tiết quy trình như sau:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu công chứng

Các bên chuyển nhượng, tặng cho phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu không sẽ từ chối yêu cầu công chứng.

Khi tiếp nhận yêu cầu công chứng thì công chứng viên sẽ kiểm tra hồ sơ:

– Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu bổ sung theo quy định.

Bước 2: Thực hiện công chứng

Trường hợp 1: Các bên có hợp đồng soạn trước

– Công chứng viên phải kiểm tra dự thảo hợp đồng

Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất năm 2023

+ Nếu đáp ứng được yêu cầu thì chuyển sang đoạn tiếp theo.

+ Nếu không đúng hoặc có vi phạm thì yêu cầu sửa, nếu không sửa thì từ chối công chứng.

Trường hợp 2: Các bên không soạn hợp đồng trước

– Các bên yêu cầu tổ chức công chứng soạn thảo hợp đồng theo sự thỏa thuận của các bên.

– Người yêu cầu công chứng đọc lại toàn bộ hợp đồng để kiểm tra và xác nhận vào hợp đồng.

– Người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng, phải ký trước mặt công chứng viên.

– Công chứng viên yêu cầu các bên xuất trình bản chính các giấy tờ có trong hồ sơ để đối chiếu.

– Ghi lời chứng, ký và đóng dấu.

* Thời hạn công chứng: Không quá 02 ngày làm việc, với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Phí công chứng hợp đồng, giao dịch chuyển quyền sử dụng đất là bao nhiêu?

Khi thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch vấn đề được quan tâm nhiều đến không chỉ là cơ quan có thẩm quyền tiến hành công chứng hợp đồng giao dịch đó, mà còn là chi phí hay bên nào sẽ trả chi phí này, bởi những giao dịch có giá trị cao, đặc biệt là giao dịch liên quan đến đất đai thì chi phí công chứng là không hề thấp.

* Căn cứ tính phí công chứng

Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, mức thu phí công chứng giao dịch, hợp đồng được xác định theo giá trị hợp đồng, giao dịch hoặc giá trị tài sản, cụ thể:

– Nếu chỉ có đất thì tính trên giá trị quyền sử dụng đất.

– Nếu có đất và tài sản gắn liền với đất như nhà ở, công trình xây dựng thì tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng.

* Mức thu phí công chứng

TTGiá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịchMức thu
1Dưới 50 triệu đồng50.000 đồng
2Từ 50 – 100 triệu đồng100.000 đồng
3Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng0.1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.
4Từ trên 01 – 03 tỷ đồng01 triệu đồng + 0.06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng.
5Từ trên 03 – 05 tỷ đồng2.2 triệu đồng + 0.05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng.
6Từ trên 05 – 10 tỷ đồng3.2 triệu đồng + 0.04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng.
7Từ trên 10 – 100 tỷ đồng5.2 triệu đồng + 0.03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.
8Trên 100 tỷ đồng32.2 triệu đồng + 0.02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

Lưu ý:

– Trường hợp giá đất, giá tài sản do các bên thoả thuận thấp hơn mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định áp dụng tại thời điểm công chứng thì giá trị tính phí công chứng tính như sau:

Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng = Diện tích đất, số lượng tài sản ghi trong hợp đồng (x) Giá đất, giá tài sản do cơ quan nhà nước quy định.

– Phí công chứng tại văn phòng công chứng đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT).

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất năm 2023” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới sổ hợp đồng đặt cọc nhà đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần đáp ứng điều kiện gì?

Tại Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 quy định điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:
– Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai.
– Đất không có tranh chấp.
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
– Trong thời hạn sử dụng đất.

Trường hợp nào không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

Theo Điều 191 Luật đất đai năm 2013 thì những trường hợp sau đây không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
– Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với các trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất;
– Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Đối với quyền sử dụng đất trồng lúa thì hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng loại đất này;
– Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng,  trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Nên công chứng hay chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phân biệt hợp đồng được công chứng hay hợp đồng được chứng thực.
Tức hợp đồng được công chứng theo quy định pháp luật công chứng và hợp đồng được chứng thực có giá trị như nhau khi sang tên Giấy chứng nhận.
Khi chuyển nhượng nhà đất các bên có quyền lựa chọn công chứng hoặc chứng thực hợp đồng.