Thẩm quyền điều chỉnh dự toán xây dựng công trình là ai?

06/10/2023 | 15:49 64 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư hiện nay quy định liên quan đến việc điều chỉnh dự toán xây dựng được thực hiện ra sao? Việc xây dựng công trình hiện nay khá phổ biến, nhất là ở các thành phố lớn thì nhu cầu xây dựng những dự án về nhà ở, chung cư cũng ngày càng nhiều hơn. Để việc xây dựng được thực hiện đúng theo quy định và có những khoản dự toán đúng là điều hết sức cần thiết. Vậy thẩm quyền điều chỉnh dự toán công trình hiện nay như thế nào? Mong được Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Tư vấn luật đất đai. Về vấn đề trên, chúng tôi tư vấn đến bạn như sau:

Quy định về điều chỉnh dự toán xây dựng công trình năm 2023?

Hiện nay khi thực hiện công trình xây dựng thì vì các lí do khách quan hay chủ quan có thể cần điều chỉnh dự toán xây dựng. Mặc dù trước khi thực hiện dự án đã có sự cân nhắc và tính toán nhưng giữa việc ước tính và thực hiện trên thực tế sẽ có sự chênh lệch nhất định. Và quy định về điều chỉnh dự toán xây dựng công trình hiện nay như sau:

Đối với quy định về điều chỉnh dự toán xây dựng công trình thì tại khoản 4 Điều 135 Luật Xây dựng 2014 (Một số cụm từ bị thay đổi bởi điểm c khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định cụ thể như sau:

Dự toán xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:

– Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng 2014 (khoản này được bổ sung bởi khoản 18 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020), cụ thể như sau:

+ Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác;

+ Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế – xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại;

+ Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;

+ Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt.

+ Khi điều chỉnh chủ trương đầu tư dẫn đến phải điều chỉnh dự án.

– Được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt;

– Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh gồm phần dự toán xây dựng công trình không điều chỉnh và phần dự toán xây dựng công trình điều chỉnh. Điều 13 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định về nội dung liên quan đến phần dự toán xây dựng công trình điều chỉnh phải được thẩm định.

Trường hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt, chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt.

Phê duyệt dự toán xây dựng công trình như thế nào?

Hiện nay việc thực hiện dự toán xây dựng đều cần thiết đối với mỗi công trình xây dựng hiện nay. Và vấn đề được nhiều người hỏi nhất là phê duyệt dự toán xây dựng công trình là thẩm quyền của chủ thể nào? Sau khi xây dựng được dự toán hợp lí và phù hợp với thực tế thì cần có chủ thể xem xét và thẩm định lại việc dự toán. Vậy phê duyệt dự toán xây dựng công trình là:

Về phê duyệt dự toán xây dựng công trình thì tại Điều 82 Luật Xây dựng 2014 (Điều này được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định cụ thể như sau:

– Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở quy định tại khoản 2 Điều này làm cơ sở phê duyệt, trừ trường hợp người quyết định đầu tư có quy định khác tại quyết định đầu tư xây dựng. Đối với các bước thiết kế còn lại, chủ đầu tư quyết định việc kiểm soát thiết kế theo quy định tại hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu và quy định của pháp luật có liên quan.

– Chủ đầu tư thẩm định các nội dung quy định tại Điều 83 của Luật này đối với bước thiết kế sau:

+ Thiết kế FEED trong trường hợp thực hiện hình thức hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng công trình (Engineering – Procurement – Construction, sau đây gọi là hợp đồng EPC);

+ Thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế ba bước;

+ Thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế hai bước;

+ Bước thiết kế khác ngay sau bước thiết kế cơ sở trong trường hợp thực hiện thiết kế nhiều bước theo thông lệ quốc tế.

– Công trình xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 83a của Luật này còn phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 83a của Luật này. Cơ quan thẩm định được mời tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm tham gia thẩm định thiết kế xây dựng.

– Công trình xây dựng có yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến hoặc thẩm duyệt theo quy định của pháp luật có liên quan.

– Đối với công trình xây dựng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này, chủ đầu tư được trình hồ sơ đồng thời đến cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kết quả thực hiện yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường quy định tại khoản 4 Điều này được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng làm cơ sở kết luận thẩm định.

– Công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thẩm tra thiết kế xây dựng về nội dung an toàn công trình, sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm cơ sở cho việc thẩm định.

Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm những gì?

Hiện nay dự toán xây dựng công trình có thể được hiểu là tính những khoản cần thiết để thực hiện được một công trình xây dựng. Việc thựuc hiện dự toán công trình xây dựng gồm nhiều nội dung khác nhau như các chi phí để xây dựng cũng như những trang thiết bị hay quản lý và những khoản dự phòng. Cụ thể về nội dung dự toán xây dựng công trình gồm có:

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định về nội dung dự toán xây dựng công trình cụ thể như sau:

– Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để xây dựng công trình được xác định theo thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

– Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng. Các khoản mục chi phí trên được quy định chi tiết tại các điểm b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 5 Nghị định này, trừ các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác tính chung cho cả dự án.

– Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư xác định tổng dự toán để quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong trường hợp cần thiết. Tổng dự toán gồm các dự toán xây dựng công trình và chi phí tư vấn, chi phí khác

Thẩm quyền điều chỉnh dự toán xây dựng công trình thế nào?

Thẩm quyền điều chỉnh dự toán xây dựng công trình thế nào?

Hiện nay quy định về việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình thuộc về chủ thể đầu tư. Bởi họ mới có sự hiểu biết nhiều nhất về dự toán và có những chỉnh sửa kịp thời và hợp lý hơn cho công trình xây dựng đang được tiến hành. Thẩm quyền điều chỉnh dự toán xây dựng công trình hiện nay được quy định chi tiết như sau:

Căn cứ khoản 4 Điều 135 Luật Xây dựng 2014 dự toán xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn nhà nước chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:

– Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng 2014

– Được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt;

– Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Theo đó, dự toán xây dựng đã được phê duyệt của dự án sử dụng vốn nhà nước có thể thay đổi nhưng chỉ khi thuộc 3 trường hợp nêu trên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thẩm quyền điều chỉnh dự toán xây dựng công trình thế nào?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý nhận làm sổ đỏ…. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

 Thẩm quyền phê duyệt dự toán xây dựng công trình thực hiện theo quy định nào?

1. Thẩm quyền phê duyệt dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 82 Luật Xây dựng được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24, 25 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.
2. Chủ đầu tư phê duyệt dự toán chi phí các công việc chuẩn bị để lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và các chi phí tính chung cho cả dự án.
3. Quyết định phê duyệt dự toán xây dựng công trình và dự toán chi phí quy định tại khoản 2 Điều này được gửi cho người quyết định đầu tư.

Phê duyệt dự toán các chi phí được thực hiện thế nào?

Chủ đầu tư phê duyệt dự toán chi phí các công việc chuẩn bị để lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và các chi phí tính chung cho cả dự án. Quyết định phê duyệt dự toán xây dựng công trình và dự toán chi phí được gửi cho người quyết định đầu tư.

Các trường hợp được điều chỉnh  dự án xây dựng là gì?

Dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt được điều chỉnh theo quy định tại khoản 4 Điều 135 Luật Xây dựng năm 2014, cụ thể bao gồm các trường hợp:
– Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Luật này;
– Được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt;
– Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.