Tại sao phải chuyển sổ đỏ sang sổ hồng?

15/11/2022 | 09:08 203 lượt xem Lò Chum

Tại sao phải chuyển sổ đỏ sang sổ hồng

Thưa luật sư trước khi cưới vợ thì trước đó tôi đã có 1 mảnh đất, sau khi kết hôn thì tôi muốn mảnh đất đó sẽ là tài sản chung của hai vợ chồng vì trên mảnh đất đó thì có gắn với ngôi nhà hiện tại chúng tôi đang ở. Thế nhưng trong sổ đỏ đối với mảnh đất đó thì chỉ có tên tôi. Nên chúng tôi đã quyết định đi làm lại sổ đỏ. Sau khi hoàn thành xong thủ tục thì chúng tôi nhận được thủ tục nhưng mà khác với sổ trước đó thì đây là sổ màu hồng? Tôi muốn hỏi luật sư sổ đỏ và sổ hồng thì khác nhau như thế nào? Tại sao phải chuyển sổ đỏ sang sổ hồng? Có bắt buộc phải đổi sổ đỏ sang sổ hồng không? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Tại sao phải chuyển sổ đỏ sang sổ hồng? Cụ thể ra sao Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý:

 Sổ đỏ Sổ hồng là gì?

Trước hết, sổ đỏ hay sổ hồng là tên thường gọi của chứng thư pháp lý mà Nhà nước cấp cho người sử dụng đất. Sổ đỏ, sổ hồng thường được gọi theo màu sắc của loại giấy tờ này và theo mốc thời gian ngày 10/12/2009 (ngày mà Nghị định 88/2009/NĐ-CP về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có hiệu lực).

Theo đó, tên chính xác của loại chứng thư pháp lý này là:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa màu đỏ, được cấp theo quy định của Bộ tài nguyên và Môi trường, thường dễ nhìn thấy đối với trường hợp được cấp vào những năm 90 cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, cấp trước ngày 10/12/2009);

– Hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (bìa màu hồng, loại giấy tờ này được cấp theo quy định của Bộ Xây dựng, thường hay được nhìn thấy vào những năm 2000, cho người sử dụng đất ở khu vực đô thị hoặc khu chung cư, hay còn có tên là sổ dòng kẻ, cấp trước ngày 10/12/2009);

– Hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (màu hồng cánh sen, được cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, được sử dụng thống nhất để cấp cho người sử dụng đất, người sở hữu tài sản trên đất). Đây là mẫu được sử dụng từ 10/12/2009 đến nay.

Căn cứ khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013:

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.

Sổ đỏ và sổ hồng có giống nhau không?

Sổ đỏ, Sổ hồng là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất dựa theo màu sắc. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà có tên gọi pháp lý khác nhau:

Màu sắcTên gọi pháp lýCơ quan ban hành mẫu
Trước ngày 10/12/2009
Màu hồngGiấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (mẫu Sổ hồng cũ)Bộ Xây dựng
Màu đỏGiấy chứng nhận quyền sử dụng đấtBộ Tài nguyên và Môi trường
Từ ngày 10/12/2009 đến nay
Màu hồng cánh senGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (mẫu Sổ hồng mới)Bộ Tài nguyên và Môi trường

Như vậy, Sổ hồng có 02 loại: Sổ hồng cũ (được cấp trước ngày 10/12/2009) và Sổ hồng mới áp dụng từ ngày 10/12/2009 đến nay (đây là mẫu Giấy chứng nhận áp dụng chung trong cả nước để chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất). Sổ đỏ chỉ có 01 loại, được sử dụng để chứng nhận quyền sử dụng đất .

Tại sao phải chuyển sổ đỏ sang sổ hồng

Tại sao phải chuyển sổ đỏ sang sổ hồng

Tại sao phải chuyển sổ đỏ sang sổ hồng

khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì người sử dụng đất, người sở hữu tài sản trên đất mới cần thực hiện thủ tục cấp đổi sổ đỏ, sổ hồng:

Điều 76. Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng

1. Việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

b) Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng;

c) Do đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất;

d) Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.

Theo đó, để thực hiện cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng (là mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Không bắt buộc đổi Sổ đỏ sang Sổ hồng

Theo khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không bắt buộc cấp đổi Giấy chứng nhận. Tại khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định rõ các trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận:

a) Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

b) Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng;

c) Do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất;

d) Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng”.

Không cấp đổi sang Sổ hồng có sao không?

Nếu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không yêu cầu cấp đổi thì Giấy chứng nhận vẫn có giá trị pháp lý. Nội dung này được quy định rõ tại khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013 như sau:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

Như vậy không bắt buộc đổi Sổ đỏ sang Sổ hồng mới, nếu không cấp đổi thì vẫn có giá trị pháp lý. Loại sổ nào không quan trọng bằng việc sổ đó ghi nhận loại đất gì, thửa đất tại đô thị hay nông thôn, diện tích bao nhiêu hoặc giá trị nhà ở được chứng nhận quyền sở hữu.

Làm thủ tục đổi sổ đỏ sang sổ hồng ở đâu?

Dựa trên quy định tại Khoản 2 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, bao gồm:

  • Văn phòng đăng ký đất đai.
  • Trường hợp có nhu cầu nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì UBND cấp xã tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.
  • Trường hợp người sử dụng đất thực hiện thủ tục cấp đổi sổ đỏ, cần thực hiện thủ tục tại cơ quan VPĐK đất đai hoặc UBND cấp xã phường.

Thủ tục đổi sổ đỏ sang sổ hồng

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ vào khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính thì Hồ sơ đổi sổ đỏ sang sổ hồng, bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng theo mẫu
  • Bản gốc sổ đỏ đã cấp
  • Chứng minh thư nhân dân photo (công chứng)
  • Hộ khẩu photo (công chứng)

Ngoài ra, trường hợp cấp đổi sổ đỏ sau khi dồn đất đổi thửa, đo đạc. Lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng thì cần: Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc sổ đỏ đã cấp. Còn trường hợp cấp đổi sổ đỏ sau khi dồn đất, đo đạc. Lập bản đồ địa chính mà sổ đỏ đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các thủ tục đổi sổ đỏ sang hồng. Bạn đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.

Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định

Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định. Nhận kết quả tại cơ quan có thẩm quyền trả kết quả.

Việc thực hiện đầy đủ các bước đổi sổ đỏ sang hồng trên. Sẽ tránh được các rủi ro về sự nhầm lẫn, thất lạc hồ sơ. Bên cạnh đó, khi thực hiện thủ tục hành chính này, người sử dụng đất cần phải lưu ý đến các phiếu, văn bản tiếp nhận hồ sơ của cơ quan Nhà nước. So sánh, đối chiếu kiểm tra việc thực hiện đầy đủ các thủ tục.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Tại sao phải chuyển sổ đỏ sang sổ hồng”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ tư vấn giải quyết chia đất khi ly hôn thì hãy liên hệ ngay tới Tư vấn luật đất đai để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Liên hệ hotline: 0833.101.102

Câu hỏi thường gặp

Thời gian đổi sổ đỏ sang sổ hồng bao lâu?

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 40 Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định. Chi tiết thi hành luật đất đai, quy định. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất. Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau: …
– Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không quá 07 ngày.
-Trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày.
Như vậy, thời gian thực hiện cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng không quá 07 ngày, trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày.

Có bắt buộc đổi từ sổ đỏ, sổ hồng cũ sang sổ hồng mới không?

Không bắt buộc đổi Sổ đỏ sang Sổ hồng mới, nếu không cấp đổi thì vẫn có giá trị pháp lý. Loại sổ nào không quan trọng bằng việc sổ đó ghi nhận loại đất gì, thửa đất tại đô thị hay nông thôn, diện tích bao nhiêu hoặc giá trị nhà ở được chứng nhận quyền sở hữu.

Trường hợp đủ điều kiện cấp sổ đỏ?

Căn cứ theo điều 99, chương VII của luật đất đai 2013 thì các trường hợp sau đây sẽ được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật đất đai 2013;
Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.